Võ Đông Giang (1923-1998) là một chính khách và là nhà ngoại giao Việt Nam. Ông cũng đồng thời là một sĩ quan cao cấp của Quân đội nhân dân Việt Nam với hàm Thiếu tướng.

Thân thế

sửa

Ông tên thật là Phan Bá, sinh năm 1923, là người An Hiệp, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Ông ngoại ông là Tiến sĩ Phan Quang, người đứng thứ hai trong nhóm Ngũ Phụng Tề Phi của Quảng Nam.[1] Ông gọi nhà sử học Phan Khoang, nhà báo Phan Du là cậu.[2][3]

Sự nghiệp chính trị và ngoại giao

sửa

Thời trai trẻ, ông học ở Quy Nhơn, trước năm 1945 ông làm thư ký tòa sứ Gia Lai.

Tháng 3 năm 1945, ông thành lập và thủ lĩnh đoàn Thanh niên Tiền phong tỉnh Gia Lai.[4][5][6] Năm 1945, ông là một trong những người lãnh đạo khởi nghĩa giành chính quyền ngày 23 tháng 8 năm 1945 ở Kontum. Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, ông được cử là Ủy viên Ban chấp hành Việt Minh tỉnh Gia Lai, Phó Chủ tịch Ủy ban Hành chính tỉnh Gia Lai.[7][8]

Tháng 7 năm 1947, ông được cử làm Tỉnh ủy viên lâm thời, rồi Bí thư Tỉnh ủy lâm thời tỉnh Gia Lai.[9][10][11]

Từ năm 1950, ông lần lượt là Ủy viên Ban tuyên huấn, Phó Văn phòng Liên khu ủy Liên khu 5, Phó Bí thư Ban cán sự Đảng tỉnh Gia Lai - Kon Tum, Trưởng ban chính trị Trung đoàn 120.[12]

Năm 1954 ông chuyển sang công tác ngoại giao. Từ tháng 7 năm 1954, ông được cử làm Trưởng đoàn Đại diện Quân đội nhân dân Việt Nam trong Ban liên hiệp Tây Nguyên, cán bộ nghiên cứu Ban thi hành Hiệp định đình chiến Trung ương.

Năm 1958, ông được rút về làm Trưởng phòng rồi Phó Vụ trưởng Ban Thống nhất Trung ương.[13]

Từ tháng 7 năm 1963, ông giữ chức Trưởng đoàn Đại diện Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt NamCuba.[14]

Tháng 4 năm 1965, ông được rút về nước lần lượt giữ các chức vụ Vụ trưởng Ban Thống nhất Trung ương, Ủy viên Ban cán sự CP 72.[15][16][17]

Tháng 1 năm 1973, ông được cử làm Phó trưởng đoàn Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam với cấp bậc Đại tá tại Ban liên hiệp quân sự 4 bên và 2 bên ở trại Davis tại sân bay Tân Sơn Nhất.[18][19][20][21][22][23][24][25] Sau năm 1975, ông được thăng quân hàm Thiếu tướng. Tuy nhiên, không lâu sau, ông được rút khỏi ngạch quân sự, bổ nhiệm vào chức vụ Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao từ tháng 8 năm 1976.[26]

Tháng 12 năm 1977, ông được thăng làm Thứ trưởng Bộ Ngoại giao.

Từ tháng 1 đến tháng 11 năm 1979, ông kiêm chức vụ Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tại Cộng hòa Nhân dân Campuchia ngay khi nước Cộng hòa được thành lập.[27][28][29]

Từ tháng 7 năm 1981, ông kiêm nhiệm chức Ủy viên Ban cán sự Đảng Bộ Ngoại giao, Ủy viên Ban cán sự Đảng ở nước ngoài, Đặc phái viên Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

Ngày 29-4-1983 ông Võ Đông Giang giữ chức Bộ trưởng. Từ tháng 4 năm 1983, ông được bổ nhiệm làm Bộ trưởng biệt phái Bộ Ngoại giao kiêm Chủ tịch Ủy ban quốc gia UNESCO của Việt Nam cho đến tháng 5 năm 1987.[30]

Từ tháng 3 năm 1987, ông thôi công tác ở Bộ Ngoại giao, được phân công làm Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Đối ngoại.[31] Từ 10-5-1988 ông thôi giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Đối ngoại.[32][33][34][35][36][37][38][39]

Từ 3 tháng 3 năm 1989 ông Võ Đông Giang, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Quan hệ Kinh tế với Nước ngoài, làm Bộ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư[40][41] cho đến khi nghỉ hưu năm 1993.[42][43][44]

Ông mất ngày 1 tháng 2 năm 1998 tại Hà Nội, thọ 76 tuổi.

Gia đình

sửa

Cháu ngoại của ông là kỹ sư Phạm Gia Vinh.[45]

Khen thưởng

sửa

Tôn vinh

sửa

Tên của ông được đặt cho một con đường ở Tuy Hòa[46][47] và Nha Trang.[48]

Chú thích

sửa
  1. ^ Những người lính Cụ Hồ quê Phú Yên tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh
  2. ^ Quà tặng của cụ Thượng Phước Sơn
  3. ^ Kỳ tích của chàng trai Việt chế tạo phi thuyền vào không gian
  4. ^ Gặp lại Trưởng ty Thông tin Gia Kon
  5. ^ Diễn văn của Bí thư Tỉnh ủy tại buổi Tọa đàm kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Gia Lai
  6. ^ [1]
  7. ^ Phan Thêm-Trần Thị Nguyên và dấu ấn Gia Lai
  8. ^ Nữ Tỉnh ủy viên đầu tiên của Đảng bộ Gia Lai
  9. ^ “Đảng bộ tỉnh Gia Lai qua các kỳ đại hội: Đại hội đầu tiên”. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2021.
  10. ^ Nữ Tỉnh ủy viên đầu tiên của Đảng bộ Gia Lai
  11. ^ Đảng bộ tỉnh Gia Lai qua các kỳ đại hội: Đại hội đầu tiên
  12. ^ Phan Thêm-Trần Thị Nguyên và dấu ấn Gia Lai
  13. ^ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền nam Việt Nam và sứ mệnh cao cả
  14. ^ Một đại sứ, một văn nhân
  15. ^ Người nhạc trưởng và cây vĩ cầm trong trại Davis.
  16. ^ Những ký ức không phai
  17. ^ Những ký ức không phai
  18. ^ Người được phong hàm tướng trong đêm giải phóng Sài Gòn
  19. ^ 50 năm Hiệp định Paris: Nhớ chuyện đi vào lòng địch bằng phương tiện của địch
  20. ^ Trận tuyến thầm lặng trong trại Davis
  21. ^ Trại Davis - “vùng giải phóng đầu tiên tại Sài Gòn” (1)
  22. ^ Cuộc đấu thầm lặng sau Hiệp định Paris - Kỳ cuối: Góp công cho ngày toàn thắng
  23. ^ Những ngày cuối cùng ở trại Davis
  24. ^ Một buổi họp báo tại Trại Davis
  25. ^ Người nhạc trưởng và cây vĩ cầm trong trại Davis
  26. ^ Hai ngày cuối cùng không thể nào quên ở Trại Davis
  27. ^ Ngô Điền - Nhà báo, nhà ngoại giao xuất sắc
  28. ^ Một đại sứ, một văn nhân
  29. ^ Cần thống nhất số năm kỷ niệm Ngày Người khuyết tật Việt Nam
  30. ^ Nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phê chuẩn Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước về việc cử đồng chí Võ Đông Giang giữ chức Bộ trưởng
  31. ^ Đạo luật lịch sử
  32. ^ Phan Bá: Từ chủ bút đến bộ trưởng
  33. ^ [2]
  34. ^ Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khoá VIII (1987-1992)
  35. ^ Đạo luật lịch sử
  36. ^ Điều ít biết về một phần tư thế kỷ Việt Nam đón vốn ngoại
  37. ^ Mấy kỷ niệm về nguyên Bộ trưởng Đậu Ngọc Xuân, "cha đẻ" của Báo Đầu tư
  38. ^ Vấn đề chủ quyền của Việt Nam ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong bối cảnh lịch sử từ năm 1954 đến năm 1975
  39. ^ Lò phản ứng Đà Lạt: Trước ngày khôi phục
  40. ^ “Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa VIII”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2010.
  41. ^ Nghị quyết Phê chuẩn một số Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước về nhân sự của Hội đồng Bộ trưởng
  42. ^ Phan Bá: Từ chủ bút đến bộ trưởng
  43. ^ “Qúa trình thành lập Uỷ ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2021.
  44. ^ Những người lính Cụ Hồ quê Phú Yên tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh
  45. ^ Kỳ tích của chàng trai Việt chế tạo phi thuyền vào không gian
  46. ^ Nhịp bước trên những tuyến đường đô thị
  47. ^ [3]
  48. ^ “Bản sao đã lưu trữ” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 26 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2021.