Vành đai Sao Mộc
Xung quanh Sao Mộc có một hệ thống các vành đai gọi là vành đai Sao Mộc. Đây là hệ thống vành đai thứ ba trong Hệ Mặt Trời được khám phá, sau vành đai của Sao Thổ và Sao Thiên Vương. Tàu không gian Voyager 1 đã lần đầu tiên chụp được ảnh của hệ thống vành đai vào năm 1979[1] và hệ thống này được khảo sát một cách kỹ lưỡng nhờ tàu thăm dò Galileo bay trên quỹ đạo quanh Sao Mộc trong thập niên 1990.[2] Nó cũng được kính thiên văn không gian Hubble chụp ảnh cũng như những quan sát khác từ Trái Đất trong 23 năm qua.[3] Các quan sát vành đai từ mặt đất đòi hỏi những kính thiên văn lớn nhất mới có thể phân giải được chúng.[4]
Hệ thống vành đai Mộc Tinh thưa thớt và chứa chủ yếu là bụi.[1][5] Nó có bốn vành đai chủ yếu: một vòng xuyến dày chứa các hạt nằm trong cùng gọi là "vành đai hào quang"; nó tương đối sáng, một "vành đai chính" cực mỏng; và hai vành ngoài, dày và mờ hơn phía bên ngoài gọi là "vành vải mỏng", mà vật liệu trong chúng chủ yếu do hai vệ tinh cung cấp: Amalthea và Thebe.[6]
Vành chính và vành hào quang chứa bụi thoát ra từ các vệ tinh Metis, Adrastea, và những vật thể chưa được quan sát do kết quả từ những vụ va chạm vận tốc lớn.[2] Các hình ảnh độ phân giải cao chụp trong tháng 2 và tháng 3 năm 2007 từ tàu New Horizons một cấu trúc giàu các hạt mịn ở vành đai chính.[7]
Khi chụp dưới ánh sáng khả kiến và hồng ngoại gần, hệ thống vành đai có màu đỏ, ngoại trừ vành đai hào quang mà có màu trung tính hoặc lam.[3] Có nhiều kích cỡ độ hạt bụi trong vành, nhưng diện tích tiết diện mặt cắt là lớn nhất của hạt không có hình cầu với bán kính vào khoảng 15 μm ở trong mọi vành ngoại trừ vành đai hào quang.[8] Vành hào quang có lẽ chứa chủ yếu loại bụi kích cỡ dưới micrômét. Tổng khối lượng của hệ thống vành đai (gồm cả những vật thể chưa bị phát hiện) không được biết chính xác, nhưng nằm trong khoảng 1011 đến 1016 kg.[9] Các nhà thiên văn hành tinh cũng chưa biết tuổi của hệ thống này, nhưng có thể nó đã hình thành cùng với giai đoạn hình thành của Sao Mộc.[9]
Thêm một vành có thể nằm tại quỹ đạo của vệ tinh Himalia. Một cách lý giải được đưa ra là một vệ tinh nhỏ đã đâm vào Himalia và lực va chạm đã đẩy vật chất bay ra khỏi Himalia.[10]
Xem thêm
sửaTham khảo
sửa- ^ a b Smith, B. A.; Soderblom, L. A.; Johnson, T. V.; và đồng nghiệp (1979). “The Jupiter System through the Eyes of Voyager 1”. Science. 204 (4396): 951–957, 960–972. Bibcode:1979Sci...204..951S. doi:10.1126/science.204.4396.951. PMID 17800430.
- ^ a b Ockert-Bell, M. E.; Burns, J. A.; Daubar, I. J.; và đồng nghiệp (1999). “The Structure of Jupiter's Ring System as Revealed by the Galileo Imaging Experiment”. Icarus. 138 (2): 188–213. Bibcode:1999Icar..138..188O. doi:10.1006/icar.1998.6072.
- ^ a b Meier, R.; Smith, B. A.; Owen, T. C.; và đồng nghiệp (1999). “Near Infrared Photometry of the Jovian Ring and Adrastea”. Icarus. 141 (2): 253–262. Bibcode:1999Icar..141..253M. doi:10.1006/icar.1999.6172.
- ^ de Pater, I.; Showalter, M. R.; Burns, J. A.; và đồng nghiệp (1999). “Keck Infrared Observations of Jupiter's Ring System near Earth's 1997 Ring Plane Crossing” (pdf). Icarus. 138 (2): 214–223. Bibcode:1999Icar..138..214D. doi:10.1006/icar.1998.6068.
- ^ Showalter, M. R.; Burns, J. A.; Cuzzi, J. N. (1987). “Jupiter's Ring System: New Results on Structure and Particle Properties”. Icarus. 69 (3): 458–498. Bibcode:1987Icar...69..458S. doi:10.1016/0019-1035(87)90018-2.
- ^ Esposito, L. W. (2002). “Planetary rings”. Reports on Progress in Physics. 65 (12): 1741–1783. Bibcode:2002RPPh...65.1741E. doi:10.1088/0034-4885/65/12/201. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2017.
- ^ Morring, F. (ngày 7 tháng 5 năm 2007). “Ring Leader”. Aviation Week & Space Technology: 80–83.
- ^ Throop, H. B.; Porco, C. C.; West, R. A.; và đồng nghiệp (2004). “The Jovian Rings: New Results Derived from Cassini, Galileo, Voyager, and Earth-based Observations” (pdf). Icarus. 172 (1): 59–77. Bibcode:2004Icar..172...59T. doi:10.1016/j.icarus.2003.12.020.
- ^ a b Burns, J. A.; Simonelli, D. P.; Showalter, M. R.; Hamilton; Porco; Throop; Esposito (2004). “Jupiter's Ring-Moon System” (pdf). Trong Bagenal, F.; Dowling, T.E.; McKinnon, W.B. (biên tập). Jupiter: The Planet, Satellites and Magnetosphere. Cambridge University Press. tr. 241. Bibcode:2004jpsm.book..241B.
- ^ "Lunar marriage may have given Jupiter a ring", New Scientist, ngày 20 tháng 3 năm 2010, p. 16.
Liên kết ngoài
sửa- Jupiter Rings Fact Sheet
- Jupiter's Rings by NASA's Solar System Exploration
- NASA Pioneer project page
- NASA Voyager project page
- NASA Galileo project page Lưu trữ 2004-12-20 tại Wayback Machine
- NASA Cassini project space Lưu trữ 2007-04-26 tại Wayback Machine
- New Horizons project page
- Planetary Ring Node: Jupiter's Ring System
- Rings of Jupiter nomenclature from the USGS planetary nomenclature page