Vàng(III) bromide

(Đổi hướng từ Vàng(III) bromua)

Vàng(III) bromide là một hợp chất vô cơ có thành phần gồm hai nguyên tố là vàngbrom, với công thức hóa học được quy định là AuBr3. Hợp chất này tồn tại dưới dạng thức là chất rắn kết tinh có màu đỏ sẫm đến đen. Hợp chất này có công thức thực nghiệm là AuBr3, nhưng tồn tại chủ yếu như một đime với công thức phân tử là Au2Br6, trong đó hai nguyên tử vàng được liên kết bởi hai nguyên tử brom.[1][2][3] Ngoài ra, hợp chất này còn được gọi dưới nhiều cái tên khác như vàng tribromide, và đôi khi gọi theo truyền thống là auric bromideđigold hexabromide. Cũng tương tự như các halogen vàng khác, hợp chất này là hợp chất duy nhất tồn tại sự phức hợp phối hợp của kim loại chuyển tiếp nhóm 11, ổn định ở trạng thái oxy hóa là +3 trong khi phức hợp đồng hoặc bạc tồn tại trong các trạng thái oxy hóa là một hoặc hai.[4]

Vàng(III) bromide
Cấu trúc rỗng của vàng(III) bromide
Cấu trúc đặc của vàng(III) bromide
Danh pháp IUPACGold(III) bromide
Tên khácAuric bromide
Vàng tribromide
Đigold hexabromide
Nhận dạng
Số CAS10294-28-7
PubChem82525
Số EINECS233-654-2
ChEBI30079
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
đầy đủ
  • [Au+3].[Br-].[Br-].[Br-]

InChI
đầy đủ
  • 1S/Au.3BrH/h;3*1H/q+3;;;/p-3
ChemSpider9548892
UNII4PJV3VH75Y
Thuộc tính
Công thức phân tửAuBr3
Khối lượng mol436,678 g/mol
Bề ngoàiTinh thể đỏ sẫm đến đen
Điểm nóng chảy 97,5 °C (370,6 K; 207,5 °F)
Điểm sôi
Độ hòa tan trong nướctan
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
KhôngN kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Lịch sử

sửa

Trong lịch sử, lần đầu tiên đề cập đến bất kỳ nghiên cứu hay nghiên cứu nào của halide vàng đều khởi nguồn từ đầu đến giữa thế kỷ 19, và có ba nhà nghiên cứu chính liên quan đến việc nghiên cứu sâu rộng về lĩnh vực hóa học đặc biệt này là Thomsen, SchottländerKrüss.[5][6][7][8]

Hợp chất khác

sửa

AuBr3 còn tạo một số hợp chất với NH3, như AuBr3·2NH3 là chất rắn màu cam, D = 4,37 g/cm³.[9]

Tham khảo

sửa
  1. ^ Greenwood, N.N.; Earnshaw, A. Chemistry of the Elements; Butterworth-Heineman: Oxford,1997; tr. 1183–1185.
  2. ^ Cotton, F.A.; Wilkinson, G.; Murillo, C.A.; Bochmann, M. Advanced Inorganic Chemistry; John Wiley & Sons: New York, 1999; tr. 1101–1102.
  3. ^ Schulz, A.; Hargittai, M. Chem. Eur. J. 2001, vol. 7, tr. 3657–3670.
  4. ^ Schwerdtfeger, P. J. Am. Chem. Soc. 1989, vol. 111, tr. 7261–7262.
  5. ^ Lengefield, F. J. Am. Chem. Soc. 1901, vol. 26, tr. 324.
  6. ^ Thomsen, J. J. prakt. Chem. 1876, vol. 13, tr. 337.
  7. ^ Schottländer, Justus Liebigs Ann. Chem., vol. 217, tr. 312.
  8. ^ Krüss, G. Ber. Dtsch. Chem. Ges. 1887, vol. 20, tr. 2634.
  9. ^ Handbook… (Pierre Villars, Karin Cenzual, Roman Gladyshevskii; Walter de Gruyter GmbH & Co KG, 24 thg 7, 2017 - 1970 trang). Truy cập 22 tháng 5 năm 2022.