Urani(VI) oxide
Urani(VI) Oxide hay urani triOxide, uranic Oxide, là dạng Oxide của urani(VI), có công thức hóa học UO3. Hợp chất này tồn tại dưới dạng rắn, thu được bằng cách nung uranyl(VI) nitrat đến nhiệt độ 400 ℃. Dạng cấu trúc thường gặp nhất của hợp chất là γ-UO3, tồn tại dưới dạng thức bột màu vàng cam.
Urani(VI) Oxide | |
---|---|
Danh pháp IUPAC | Urani triOxide Urani(VI) Oxide |
Tên khác | Urani triOxide Uranic Oxide |
Nhận dạng | |
Số CAS | |
Thuộc tính | |
Công thức phân tử | UO3 |
Khối lượng mol | 238,0262 g/mol |
Bề ngoài | Bột màu vàng cam |
Khối lượng riêng | 5,5–8,7 g/cm³ |
Điểm nóng chảy | ≈ 200–650 °C (473–923 K; 392–1.202 °F) (phân hủy) |
Điểm sôi | |
Độ hòa tan trong nước | hòa tan một phần |
Độ hòa tan | tạo phức với amonia, hydrazin, urê |
Các nguy hiểm | |
Nguy hiểm chính | độ độc cao, phóng xạ |
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa). |
Các mối nguy về sức khoẻ và an toàn
sửaGiống như tất cả các hợp chất 6 phối tử của urani, UO3 nguy hiểm khi hít phải, nuốt phải, và tiếp xúc trực tiếp với da. Đây là một chất phóng xạ rất độc, có thể gây thở hụt hơi, ho, tổn thương động mạch cấp và thay đổi nhiễm sắc thể của bạch cầu và tuyến sinh dục dẫn đến dị tật bẩm sinh nếu hít phải.[1][2] Tuy nhiên khi ăn phải, urani chủ yếu gây độc đối với thận và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng của bộ phận này.
Urani(VI) Oxide trong gốm sứ
sửaGốm tiếp xúc với hợp chất UO3 thay đổi màu sắc thành xanh lá cây hoặc đen khi đốt trong không khí và màu vàng sang màu da cam khi đốt bằng oxy. Màu cam Fiuszare là một ví dụ nổi tiếng về một sản phẩm có men urani. UO3-cũng đã được sử dụng trong công thức men răng, kính urani, và đồ sứ.
Hợp chất khác
sửaUO3 còn tạo một số hợp chất với NH3. Các phức này thường được gọi là các amoni uranat.[3] Chúng bao gồm:
- 3UO3·NH3·5H2O (amoni điuranat), bột màu vàng;[4]
- 2UO3·NH3·3H2O, bột màu vàng nhạt;[5]
- 3UO3·2NH3·4H2O, chất rắn dạng vi cầu màu vàng;[4]
UO3 còn tạo một số hợp chất với N2H4, có dạng UO3·mN2H4·nH2O. Chúng có màu vàng.[6]
UO3 còn tạo một số hợp chất với CO(NH2)2, như UO3·2CO(NH2)2·H2O là chất rắn màu vàng.[7]
Tham khảo
sửa- ^ Morrow, PE, Gibb FR, Beiter HD (1972). “Inhalation studies of uranium trioxide”. Health Physics. 23 (3): 273–280. doi:10.1097/00004032-197209000-00001. PMID 4642950.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết) abstract
- ^ Sutton M, Burastero SR (2004). “Uranium(VI) solubility and speciation in simulated elemental human biological fluids”. Chemical Research in Toxicology. 17 (11): 1468–1480. doi:10.1021/tx049878k. PMID 15540945.
- ^ E.H.P.Cordfunke – On the uranates of ammonium—I: The ternary system NH3–UO3–H2O. Journal of Inorganic and Nuclear Chemistry, 24 (3): 303–307 (tháng 3 năm 1962). doi:10.1016/0022-1902(62)80184-5.
- ^ a b Christian Schreinemachers, Gregory Leinders, Giuseppe Modolo, Marc Verwerft, Koen Binnemans, Thomas Cardinaels – The conversion of ammonium uranate prepared via sol-gel synthesis into uranium oxides. Nuclear Engineering and Technology, 52 (5): 1013–1021 (tháng 5 năm 2020). doi:10.1016/j.net.2019.11.004.
- ^ R. Eloirdi, D. Ho Mer Lin, K. Mayer, R. Caciuffo & T. Fanghänel – Investigation of ammonium diuranate calcination with high-temperature X-ray diffraction. J Mater Sci 49, 8436–8443 (tháng 12 năm 2014). doi:10.1007/s10853-014-8553-0.
- ^ Ran Zhao, Lin Wang, Zhan-Jun Gu, Li-Yong Yuan, Cheng-Liang Xiao, Yu-Liang Zhao, Zhi-Fang Chai, Wei-Qun Shi – A facile additive-free method for tunable fabrication of UO2 and U3O8 nanoparticles in aqueous solution. CrystEngComm, 2014, 16, 2645–2651. doi:10.1039/C3CE42140F.
- ^ Nukleonika, Tập 7 (Państwowe Wydawn. Naukowe, 1962), trang 326. Truy cập 25 tháng 4 năm 2021.