Uki-e (浮絵? "phù hội", ám chỉ hình ảnh sử dụng "phối cảnh") đề cập đến một loại hình thuộc ukiyo-e nhưng sử dụng các quy ước phương Tây về phối cảnh tuyến tính. Mặc dù chỉ được coi là một thể loại phụ, các bức tranh phối cảnh đã xuất hiện từ cuối những năm 1730 cho đến giữa thế kỷ 19.[1]

Tận hưởng buổi tối mát mẻ bên cầu Ryōgoku (1745), Okumura Masanobu
Một ví dụ tiêu biểu cho thấy nội thất được áp dụng phối cảnh theo phong cách phương Tây, nhưng ngoại thất lại được là kỹ thuật truyền thống Nhật Bản

Vào khoảng năm 1739, Okumura Masanobu có những nghiên cứu về luật phối cảnh thông qua những bản khắc tới từ châu Âu. Các tác phẩm điêu khắc của ông đã đến Nhật Bản thông qua Dejima hoặc Trung Quốc.[1] Masanobu đồng thời là người đầu tiên áp dụng thuật ngữ Uki-e cho các hình ảnh phối cảnh, và Utagawa Toyoharu sau đó là người hoàn thiện loại hình này vào cuối những năm 1750, khi ông thực hiện các bản khắc gỗ màu sao chép dựa trên CanalettoGuardi. Toyoharu cũng là người đầu tiên đưa kỹ thuật này vào các môn học tại Nhật Bản.

Nội thất nhà hát Kabuki là một chủ đề phổ biến trong các bản họa Uki-e. Các kiến trúc nội thất thường được ưa chuộng hơn những phong cảnh vì nó dễ dàng áp dụng chính xác luật phối cảnh tại một điểm.[1]

Xem thêm

sửa

Trích dẫn

sửa
  1. ^ a b c Hockley, p. 79

Tham khảo

sửa
  • Bayou, Hélène (2004). Réunion des musées nationaux (biên tập). Images du Monde flottant: Peintures et estampes japonaises XVIIe-XVIIIe siècles (bằng tiếng Pháp). ISBN 978-2-7118-4821-8.
  • Hockley, Allen (2006). Public Spectacles, Personal Pleasures: four centuries of Japanese prints from a Cincinnati collection. Cincinnati: Cincinnati Art Museum. ISBN 0-931537-29-0.
  • Seiichi, Iwao; Teizō Iyanaga (2002). Dictionnaire historique du Japon, Volume 2 (bằng tiếng Pháp). Maisonneuve & Larose.

Liên kết ngoài

sửa