US-UK
US-UK hay US&UK, USUK (còn gọi là nhạc Âu Mỹ) là một thuật ngữ phổ biến ở Việt Nam dùng để chỉ nền âm nhạc đại chúng của đa số các quốc gia nói tiếng Anh là Hoa Kỳ (Mỹ) và Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ai-len (Anh Quốc) cũng như một số quốc gia châu Âu và Mỹ La-tinh khác, thường bao gồm các thể loại nhạc như: pop, rock, R&B, hip hop, nhạc đồng quê, nhạc điện tử, nhạc dance,...
Ngoài ra, US-UK còn có thể là:
- Nhạc pop Mỹ hay nhạc pop Hoa Kỳ
- Nhạc pop Anh hay nhạc pop Anh Quốc
- Nhạc pop châu Âu hay Europop
- Nhạc pop La-tinh
Nhạc bay lắc châu Âu
sửaCác xu hướng, trào lưu nhạc bay lắc (tại các vũ trường, hộp đêm) của châu Âu đã và đang tồn tại ở Việt Nam cũng như các nước Đông Á khác:
- Nhạc disco châu Âu: những năm 1980 - 1990
- Nhạc sàn (nhạc dance châu Âu): những năm 1990 - 2000
- Nhạc dance điện tử (EDM): những năm 2010 - nay
Phim điện ảnh US-UK
sửaPhim truyền hình US-UK
sửaThuật ngữ US-UK cũng có thể được dùng để chỉ đến các bộ phim truyền hình của Anh và Mỹ:
- Phim truyền hình Mỹ
- Phim truyền hình BBC (Anh Quốc)
Mở rộng ra, phim truyền hình Âu-Mỹ còn chỉ đến:
Nhạc Âu Mỹ lời Việt
sửaNhững bản thu nhạc quốc tế (bao gồm bài hát gốc và bản lời Việt) xuất hiện từ thập niên 1970 - 1980, đến đầu thập niên 1990 trở thành trào lưu phổ biến rộng rãi. Ca sĩ Việt chủ yếu hát nhạc Hoa, nhạc Âu-Mỹ, nhạc Pháp,...
Nền tân nhạc Việt Nam vì thế có một giai đoạn vàng, với nhiều tên tuổi thành danh từ thể loại nhạc nước ngoài lời Việt. Theo một số ca sĩ, ngoài những bài được viết lời Việt bởi những tên tuổi nổi tiếng: Niềm đau chôn giấu, Tiễn anh trong mưa, Lạc mất dòng sông (Lữ Liên), Vũ nữ thân gầy, Trở về mái nhà xưa, Chủ nhật buồn, Tuyết rơi, Giàn thiên lý đã xa (Phạm Duy), Búp bê không tình yêu, Anh thì không (Vũ Xuân Hùng),... có nhiều bài nhạc ngoại lời Việt không xác minh được cả tác giả gốc lẫn người chuyển soạn lời Việt.
Xem thêm
sửa- Nhạc đại chúng Hoa Kỳ hay nhạc đại chúng Mỹ
- Nhạc đại chúng Anh Quốc hay nhạc đại chúng Anh
- Nhạc đại chúng Bắc Âu hay Scandipop
- Nhạc Latinh