Nghệ lá từ cô

loài thực vật
(Đổi hướng từ Tulip Xiêm)

Nghệ lá từ cô[4][5] (danh pháp hai phần: Curcuma alismatifolia) là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được François Gagnepain mô tả khoa học đầu tiên năm 1902 (in tháng 1 năm 1903).[2][6] Các mẫu vật định danh M. Godefroy n. 408M. Godefroy n. 343 thu thập tại núi Pursat ở tây nam Campuchia, tương ứng ngày 16 tháng 6 năm 1875 và không rõ ngày trong tháng 6 năm 1875. Các mẫu vật khác là Harmand không số thu thập tại 17 độ vĩ bắc và R. Schomburgk n. 285 thu thập tại Thái Lan năm 1859.[2]

Nghệ lá từ cô
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Monocots
(không phân hạng)Commelinids
Bộ (ordo)Zingiberales
Họ (familia)Zingiberaceae
Phân họ (subfamilia)Zingiberoideae
Tông (tribus)Zingibereae
Chi (genus)Curcuma
Loài (species)C. alismatifolia
Danh pháp hai phần
Curcuma alismatifolia
Gagnep., 1902 (xb. 1903)[2]
Danh pháp đồng nghĩa[3]
  • Hitcheniopsis alismatifolia (Gagnep.) Loes., 1930

Các tên khác được dịch từ tiếng Anhtulip Xiêm, tulip mùa hè hoặc uất kim hương Xiêm, mặc dù vậy, nó không liên quan đến hoa tulip (chi Tulipa) mà là thuộc họ Gừng như các loài nghệ khác.

Từ nguyên

sửa

Tính từ định danh alismatifolia là nói tới lá của nó giống như lá Alisma plantago.[2]

Phân bố

sửa

Là một loại cây nhiệt đới bản địa Campuchia, Lào, miền đông Thái Lan, Việt Nam.[1][7][8] Cây này có thể trồng trong nhà. Một trong những cánh đồng có hoa này nổi tiếng là ở Vườn quốc gia Pa Hin Ngam ở tỉnh Chaiyaphum của Thái Lan. Tại Việt Nam, cây này phân bố ở Kon Tum, Tây Ninh, An Giang.[1][4][5] Môi trường sống là rừng, ở cao độ đến 1.300 m.[1]

Mô tả

sửa

Cây cao 40–50 cm, các bẹ lá thấp nhất dài 7–12 cm; phiến lá 12–20 cm × 1-2,5 cm; cuống dài 40–45 cm; cụm hoa dạng bông thóc 10 cm × 3–4 cm; lá bắc màu hồng, tía, cánh sen hay trắng; các lá bắc phía dưới dài 2,0-3,5 cm, các lá bắc phía trên đến 6 cm × 1,5–2 cm; đài hoa dài 10 mm, các thùy tràng hoa dài 11 mm, thùy phía sau rộng 7 mm. Hoa màu tía hồng, tím có sọc trắng hoặc trắng, nhỏ; cánh môi đến 17 mm × 13 mm; nhị lép dài 10 mm; noãn sào có lông.[2][4] Malvidin 3-rutinoside là chất màu tạo ra màu của lá bắc ở C. alismatifolia.[9]

Sử dụng

sửa

Người Campuchia dùng hoa làm rau ăn.[2] Tại Thái Lan, nó là một trong những loài hoa cắt cành.[1][8]

Các mối đe dọa

sửa
 
Cánh đồng hoa nghệ lá từ cô tại Vườn quốc gia Pa Hin Ngam, Thái Lan.

Mặc dù là một trong những loài cây khá phổ biến ở cả bốn quốc gia thuộc vùng thực vật Đông Dương, nhưng nó là một trong những loài giềng được khai thác thương mại nhiều nhất trong ngành công nghiệp hoa cắt cành ở Thái Lan. Nó từng là mục tiêu của những người sưu tập thương mại trong nhiều năm và việc sưu tập quá mức các thân rễ từ quần thể hoang dã này phục vụ việc nuôi cấy mô và tạo ra các giống cây trồng mới tại Thái Lan kết hợp với mất/xuống cấp môi trường sống do các mối đe dọa khác đã dẫn đến sự suy giảm quần thể trong 60 năm qua lên tới gần 30%.[1]

Hình ảnh

sửa

Chú thích

sửa
  •   Dữ liệu liên quan tới Curcuma alismatifolia tại Wikispecies
  •   Tư liệu liên quan tới Curcuma alismatifolia tại Wikimedia Commons
  • Vườn thực vật hoàng gia Kew; Đại học Harvard; Australian Plant Name Index (biên tập). “Curcuma alismatifolia”. International Plant Names Index.
  1. ^ a b c d e f Leong-Skornickova, J.; Tran, H.D.; Newman, M.; Lamxay, V.; Bouamanivong, S. (2019). Curcuma alismatifolia. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2019: e.T201883A132687665. doi:10.2305/IUCN.UK.2019-3.RLTS.T201883A132687665.en. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2021.
  2. ^ a b c d e f Gagnepain F., 14-11-1902 (in tháng 1 năm 1903). Zingibéracées nouvelles de l’herbier du Muséum: Curcuma alismatifolia. Bulletin de la Société Botanique de France 49 (serie 4 - tập 2) 8: 259.
  3. ^ “Kew World Checklist of Selected Plant Families”. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 4 năm 2011. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2015.
  4. ^ a b c Phạm Hoàng Hộ, 1999. Cây cỏ Việt Nam. Mục từ 9529. Curcuma alismataefolia Nghệ lá từ cô. Quyển III, trang 457. Nhà xuất bản Trẻ.
  5. ^ a b Nguyễn Tiến Bân (chủ biên) (2005). Danh lục các loài thực vật Việt Nam. Tập III. Hà Nội: Nhà xuất bản Nông nghiệp. tr. 497.
  6. ^ The Plant List (2010). Curcuma alismatifolia. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2013.
  7. ^ Curcuma alismatifolia trong Plants of the World Online. Tra cứu ngày 24-2-2021.
  8. ^ a b Sirirugsa P., Larsen K. & Maknoi C., 2007. The genus Curcuma L. (Zingiberaceae): distribution and classification with reference to species diversity in Thailand Lưu trữ 2021-07-25 tại Wayback Machine. Gardens' Bulletin Singapore 59: 203-220.
  9. ^ Nakayama, M.; Roh, M. S.; Uchida, K.; Yamaguchi, Y.; Takano, K.; Koshioka, M. (2000). “Malvidin 3-rutinoside as the pigment responsible for bract color in Curcuma alismatifolia”. Bioscience, Biotechnology, and Biochemistry. 64 (5): 1093–1095. doi:10.1271/bbb.64.1093. PMID 10879491.