Tu viện Ląd
Tu viện Ląd trước đây từng là một tu viện dòng Xitô ở làng Ląd, Ba Lan. Tu viện hiện có thêm một chủng viện, tiếng Ba Lan là Wyższe Seminarium Duchowne Towarzystwa Salezjańskiego, do Dòng Salêdiêng Don Bosco điều hành. Ngày 1 tháng 7 năm 2009, tu viện Ląd đã chính thức được công nhận là Di tích Lịch sử của Ba Lan.[1]
Lịch sử
sửaDòng Xitô
sửaTu viện dòng Xitô ở Ląd được thành lập vào khoảng năm 1145 và là một trong bảy chi nhánh của tu viện Altenberg gần thành phố Köln.[2] Theo đó, từ thế kỷ 15, các tu sĩ được tuyển chọn vào tu viện đến từ Rheinland.
Khoảng năm 1300, tu viện được quyền sở hữu 30 ngôi làng. Năm 1331, tu viện bị Dòng Huynh đệ Nhà Teuton Thánh Mẫu cướp phá, có lẽ là để trả đũa cho việc tu viện từng ủng hộ Ba Lan trong cuộc xung đột giữa Dòng Xitô và Dòng Huynh đệ Teuton. Trong suốt thế kỷ 14 và thế kỷ 15, tu viện đã không ngừng lớn mạnh và đến năm 1500, tu viện còn toàn quyền sở hữu 52 ngôi làng và 3 thị trấn, trong đó có cả thị trấn Zagórów.
Năm 1511, một phán quyết của Hạ viện (Sejm) đã cho phép các tu sĩ của Ba Lan được vào tu viện. Đến năm 1538, luật lệ đặt ra là người được làm tu viện trưởng phải có xuất thân từ một gia đình quý tộc Ba Lan. Sau khi tu sĩ người Ba Lan, Jan Wysocki, được chọn làm tu viện trưởng, các tu sĩ người Đức đã rời đi và đến tu viện Henryków ở Silesia.
Năm 1651, tu viện trưởng Jan Zapolski đã khởi xướng việc xây dựng lại nhà thờ theo phong cách Baroque và lối kiến trúc này vẫn còn tồn tại trong tu viện đến tận ngày nay. Từ năm 1697 đến năm 1750, tu viện ngày càng được phát triển dưới sự quản lý của Antoni Mikołaj Łukomski, một triết gia và là người bảo trợ cho nghệ thuật và giáo dục. Tuy nhiên, tu viện bắt đầu suy tàn vào đầu thế kỷ 18, đến mức nhiều tài sản phải đem đi bán tháo. Đỉnh điểm là vào năm 1796, gần như toàn bộ đất đai của tu viện bị đem sung công để trả một loại phí hàng năm cho chính phủ phân vùng của Phổ. Đường biên giới thay đổi một lần nữa, lại khiến làng Ląd thuộc sự phân vùng của Nga và thế là tu viện bị giải thể vào năm 1819. Các tu sĩ cuối cùng đã ở lại tu viện cho đến năm 1848.
Dòng Salêdiêng Don Bosco
sửaKể từ năm 1921, tu viện Ląd được điều hành bởi Dòng Thánh Phanxicô Đệ Salê và có một chủng viện trong đó. Trong chiến tranh Thế giới thứ Hai, những tu sĩ Dòng Salêdiêng buộc phải sơ tán khỏi tu viện vì Ba Lan bị chiếm đóng, còn nhà thờ thì bị đóng cửa. Từ năm 1939 đến năm 1941, tu viện được dùng làm nhà tù trung chuyển cho các linh mục, chủ yếu từ Giáo phận Włocławek. Sau khi nhà tù đóng cửa, tu viện lại được chuyển thành trại cho Đoàn Thanh niên Hitler.
Năm 1972, tu viện đã được đại trùng tu và tái thiết trở lại. Năm 2009, tu viện Ląd chính thức được xếp vào Danh sách Di tích Lịch sử của Ba Lan.
Bộ sưu tập
sửa-
Tu viện nhìn từ phía sông Warta
-
Tu viện nhìn từ phía tây
-
Hành lang phía đông
-
Bích họa Thánh Giacôbê Tông Đồ
-
Phía bên trong nhà thờ Đức Mẹ Đồng Trinh và Thánh Nicôlaô
-
Di tích bàn thờ Thánh Ursula và văn bia của tu viện trưởng Mikołaj Antoni Łukomski
-
Mái vòm của Pompeo Ferrari và bích họa của Jerzy Wilhelm Neunhertz
-
Trần nhà của chính điện và cánh ngang
Tham khảo
sửa- ^ http://isap.sejm.gov.pl/DetailsServlet?id=WDU20091040861
- ^ “Archived copy” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 2 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2015.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết)
Thư mục
sửa- Wincenty Hipolit Gawarecki, Początek i wzrost benedyktyńsko-cystercyeńskiego zakonu, łącznie i klasztoru lendzkiego, tegoż Instytutu,w Guberni b. Kaliskiej, powiecie Konińskim położonego, „Pamiętnik Religijno-Moralny" t. X, 1846.
- Wiadomość historyczna o opactwie i kościele w Lędzie, „Pamiętnik Religijno-moralny" 17 (1858) nr 1.
- Mikołaj Kamiński, Dawne opactwo zakonu cysterskiego w Lądzie nad Wartą. Zarys dziejów i zabytki sztuki, Ląd 1936.
- Jerzy Domasłowski, Kościół i klasztor w Lądzie, Warszawa – Poznań, Państwowe Wydawnictwo Naukowe, 1981, ISBN 83-01-03075-5.
- Ląd na Wartą. Zabytkowy zespół klasztorny, tekst J. Nowiński, [Rzym-Piła], [1983], ISBN 83-908014-8-5.
- Janusz Nowiński, Polichromia prezbiterium i transeptu pocysterskiego kościoła w Lądzie nad Wartą, "Saeculum Christianum " 1, 1994, nr 1.
- Janusz Nowiński, Nieznane ołtarze Mistrza z Lubiąża, czyli Ernesta Brogera, w pocycterskim kościele w Lądzie nad Wartą, „Saeculum Christianum" 3 (1996) nr 2.
- Janusz Nowiński, Ląd nad Wartą, pocysterski zespół klasztorny, klejnot sztuki Wielkopolski, Warszawa 2007, ISBN 978-83-924446-1-9.
- Janusz Nowiński, Nagrobek opata-mecenasa Mikołaja Antoniego Łukomskiego w pocysterskim kościele w Lądzie nad Wartą, „Biuletyn Historii Sztuki" 2008 nr 3/4.
- Janusz Nowiński, Ogrody dawnego założenia cysterskiego w Lądzie nad Wartą – historia oraz współczesna koncepcja ich rewaloryzacji i rewitalizacji, „Seminare", 2009, t. 26, s. 351-374,
- Janusz Nowiński, Ołtarz Matki Bożej Częstochowskiej i powstańcza mogiła – dwie pamiątki patriotyczne w dawnym opactwie w Lądzie nad Wartą, „Seminare", 2009, nr 26, s. 325-340.
- Janusz Nowiński, Opactwo w Lądzie, widok od strony Warty" – nieznany pejzaż Marcina Zaleskiego, „Biuletyn Historii Sztuki", 2009, nr 1-2, s. 205-212.
- Janusz Nowiński, Relikwie Undecim Millium Virginum w pocysterskim kościele w Lądzie nad Wartą i dedykowany im ołtarz-relikwiarz Św. Urszuli, „Seminare" 2010, t. 28, s. 253-272.
- Janusz Nowiński, Malowidła Łukasza Raedtke, freskanta 1 poł. XVIII w., w pocysterskim kościele w Lądzie nad Wartą, „Biuletyn Historii Sztuki" 2010, nr 1-2, s. 149-171.
- Janusz Nowiński, Portret opata-mecenasa Mikołaja Antoniego Łukomskiego, pędzla Józefa Rajeckiego, i rama jemu dedykowana, w: Architektura znaczeń [1] Lưu trữ 2011-10-28 tại Wayback Machine. Studia ofiarowane prof. Zbigniewowi Bani w 65. rocznicę urodzin i 40-lecie pracy dydaktycznej, Warszawa 2011, s. 318-337.
- Janusz Nowiński, Od spustoszenia i ruiny do Pomnika Historii – salezjanie w trosce o Ląd i jego zabytki w latach 1921-2011, w: Salezjanie w Lądzie 1921-2011, red. J. Nowiński, Warszawa-Ląd 2011, s. 54-71.
- Janusz Nowiński, „Żelaza lane" z XVIII i XIX w. w dawnym opactwie cysterskim w Lądzie nad Wartą, w: Dawne i nowsze odlewnictwo w Polsce – wyroby żeliwne i inne, red. Katarzyna Kluczwajd, Toruń 2011, s. 19-30.
- Andrzej M. Wyrwa, Procesy fundacyjne wielkopolskich klasztorów cysterskich linii altenberskiej. Łekno, Ląd, Obra, Poznań 1995
- A.M. Wyrwa, Opactwo cysterskie w Lądzie nad Wartą. Wstępne, sondażowe badania wykopaliskowe w 2006 roku, Architektus nr 23,1(2008), s. 41-53
- Andrzej M. Wyrwa, Klasztor pocysterski w Lądzie nad Wartą. Zarys historii budowy, stan badań archeologiczno-architektonicznych i wstępne wyniki sondażowych badań wykopaliskowych w 2006 roku (stan. L11 – wirydarz), Fontes Archaeologici Posnanienses, t. 44, Poznań 2008, s. 143-184
- Andrzej M. Wyrwa, Zakon cystersów i jego klasztor w Lądzie. Wybrane problemy z dziejów, w: Ląd nad Wartą. Dziedzictwo kultury słowiańskiej i cysterskiej, red. M. Brzostowicz, H. Mizerska, J. Wrzesiński, Poznań-Ląd 2005, s. 61-99
- Monasticon Cisterciense Poloniae, red. A.M. Wyrwa, J. Strzelczyk, K. Kaczmarek, t.1. Dzieje i kultura męskich klasztorów cysterskich na ziemiach polskich i dawnej Rzeczypospolitej od średniowiecza do czasów współczesnych, Poznań 1999, t. 2. Katalog męskich klasztorów cysterskich na ziemiach polskich i dawnej Rzeczypospolitej, Poznań 1999 - A. M. Wyrwa, Ląd, w: Monasticon Cisterciense Poloniae (...), Poznań 1999, t. II, s. 189-201,ryc. 122-136
- Andrzej M. Wyrwa, Die „kölnischen Klöster" der Altenberger Linie in GroBpolen". Die Frage der nationalen Exklusivität der Zisterzienserabteien in Lekno Wągrowiec (Lekno-Wongrowitz), Ląd, (Lond) und Obra, Analecta Cisterciensia 54(2002), z. 1-2, s.186-216
- Andrzej M. Wyrwa, Die Frage der nationalen Exklusivitat der Zisterzienserabteien in Łekno-Wągrowiec (Lekno-Wongrowitz), Ląd (Lond) und Obra, Altenberger Blätter, H. 10, Dezember 2000, s. 28-51