Trung Sơn vương Thế Thứ
Trung Sơn vương Thế Thứ (tiếng Trung: 中山王𫲨𧊒; ? – 299 TCN), họ Cơ, tên Thế Thứ[1] (tiếng Trung: 𫲨𧊒; bính âm: Qieci) là quân chủ thứ sáu của nước Trung Sơn thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc.
Trung Sơn vương Thế Thứ 中山王𫲨𧊒 | |||||
---|---|---|---|---|---|
Vua nước Trung Sơn | |||||
Tại vị | 309 TCN - 299 TCN | ||||
Tiền nhiệm | Trung Sơn vương Thố | ||||
Kế nhiệm | Trung Sơn vương Thượng | ||||
Thông tin chung | |||||
Mất | 299 TCN | ||||
| |||||
Công tộc | Trung Sơn | ||||
Thân phụ | Trung Sơn vương Thố | ||||
Thân mẫu | Âm Cơ? |
Cuộc đời
sửaThế Thứ là con của Trung Sơn vương Thố, ở ngôi khoảng 11 năm. Do hoàn cảnh địa lý mà Trung Sơn phải đối mặt với nhiều cuộc tấn công của nước Triệu.
Năm 308 TCN, Triệu Vũ Linh vương đến Cửu Môn quan sát biên cảnh với Tề và Trung Sơn, cho Lý Tỳ sang Trung Sơn thám thính tình hình. Lý Tỳ báo cáo: Trung Sơn có thể đánh rồi, quân không cần đánh vội, đề phòng nước Yên. Năm 307 TCN, Triệu Vũ Linh vương cùng Phì Nghĩa bàn việc đánh Trung Sơn,[2] cho quân đánh vào Phòng Tử. Nước Yên cũng thừa cơ tấn công. Vương Thế Thứ tập trung tiêu diệt quân Triệu, đánh lấy Hạo Ấp của Triệu, lại cho quân lên phía bắc đánh bại quân Yên, chém luôn tướng chỉ huy.[3]
Năm 306 TCN, Triệu Vũ Linh vương chia quân năm đường đánh Trung Sơn, bị lạc đến Ninh Gia, đi vào đất Lâm Hồ ở Du Trung. Vũ Linh vương lo các nước sẽ can thiệp, bèn phái Lâu Hoãn đi sứ nước Tần, Cừu Dịch đi sứ nước Hàn, Vương Bí đi sứ nước Sở, Phú Đinh đi sứ nước Ngụy, Triệu Tước đi sứ nước Tề.
Năm 305 TCN, Triệu Vũ Linh vương chia quân hai đường đánh Trung Sơn, một đường hướng bắc do Vũ Linh vương, Triệu Thiệu, Hứa Quân, Triệu Chương thống lĩnh, một đường hướng nam do Ngưu Tiễn, Triệu Hi thống lĩnh kỵ binh, cho Triệu Dữ đóng ở huyện Hình quấy rối. Cánh quân phía bắc đánh chiếm Đan Khâu, Hoa Dương, ải Si Chi. Cánh quân phía nam đánh chiếm Hạo Ấp, Thạch Ấp, Phong Long, Đông Viên. Trung Sơn vương thua trận, phải cắt 4 ấp lớn để cầu hòa. Quân Triệu rút lui.[4]
Nước Triệu sau đó nhiều lần tấn công Trung Sơn, đều kết thúc với việc cắt đất cầu hòa. Năm 301 TCN, quân Triệu đánh vào vương đô Linh Thọ, Vương Thế Thứ bỏ chạy sang nước Tề.[5] Đến năm 300 TCN, quân Triệu tiến đến Phù Liễu, chính thức xác lập biên giới với nước Yên.[6]
Năm 299 TCN, Vương Thế Thứ chết ở Tề. Triệu lập Thượng làm vua bù nhìn, được 3 năm thì phế, chính thức xóa sổ nước Trung Sơn.
Tham khảo
sửa- Thẩm Trường Vân, Triệu quốc sử cảo, Trung Hoa thư cục, Bắc Kinh, 2000. ISBN 9787101026719
Chú thích
sửa- ^ Phiên âm chữ 𫲨 là Thế có thể không chính xác. Chữ 𫲨 ghép từ chữ Thiếp (妾) và chữ Tử (子), chưa xác định cách phát âm và phiên dịch. Chỉ có một ít nguồn dẫn âm đọc là Qie hoặc Ch'i (Qí). Tạm lấy âm chữ 砌 (Thế, Thích) vì đây là chữ duy nhất có cả hai âm đọc Qie và Ch'i.
- ^ Tư Mã Thiên, Sử ký, quyển 43, Thế gia, Triệu thế gia.
- ^ Lưu Hướng, Chiến quốc sách, quyển 12, Tề sách (5).
- ^ Lưu Hướng, Chiến quốc sách, quyển 20, Triệu sách (3).
- ^ Tư Mã Quang, Tư trị thông giám, Chu kỷ, quyển 3.
- ^ Lưu Hướng, Chiến quốc sách, quyển 24, Ngụy sách (3).