Trung Sơn, Tam Điệp
Trung Sơn là một phường thuộc thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình, Việt Nam.
Trung Sơn
|
||
---|---|---|
Phường | ||
Phường Trung Sơn | ||
Hành chính | ||
Quốc gia | Việt Nam | |
Vùng | Đồng bằng sông Hồng | |
Tỉnh | Ninh Bình | |
Thành phố | Tam Điệp | |
Trụ sở UBND | Đường Ngô Thì Nhậm | |
Thành lập | 17/12/1982[1] | |
Địa lý | ||
Tọa độ: 20°9′5″B 105°55′20″Đ / 20,15139°B 105,92222°Đ | ||
| ||
Diện tích | 4,09 km² | |
Dân số (2019) | ||
Tổng cộng | 9.826 người[2] | |
Mật độ | 2.403 người/km² | |
Khác | ||
Mã hành chính | 14365[3] | |
Địa lý
sửaPhường Trung Sơn nằm ở trung tâm thành phố Tam Điệp, có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp huyện Yên Mô
- Phía đông bắc giáp phường Yên Bình
- Phía tây giáp phường Tây Sơn
- Phía nam giáp xã Đông Sơn và phường Nam Sơn
- Phía bắc giáp phường Bắc Sơn.
Phường Trung Sơn có diện tích là 4,09 km², dân số năm 2019 là 9.826 người[2], mật độ dân số đạt 2.403 người/km².
Lịch sử
sửaNgày 17 tháng 12 năm 1982, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 200-HĐBT[1] về việc thành lập phường Bắc Sơn, Nam Sơn, Trung Sơn thuộc thị xã Tam Điệp mới thành lập trên cơ tách một phần diện tích và nhân khẩu của thị trấn Tam Điệp và hai xã Yên Bình, Yên Sơn thuộc huyện Tam Điệp.
Ngày 26 tháng 12 năm 1991, Quốc hội ban hành Nghị quyết[4] về việc tái lập tỉnh Ninh Bình từ tỉnh Hà Nam Ninh cũ và phường Trung Sơn thuộc thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình.
Ngày 10 tháng 4 năm 2015, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 904/NQ-UBTVQH13[5][6] về việc thành lập thành phố Tam Điệp thuộc tỉnh Ninh Bình và phường Trung Sơn trực thuộc thành phố Tam Điệp.
Kinh tế
sửaNhà máy chế biến rau quả xuất khẩu của Công ty thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao với công suất 10.000 tấn sản phẩm/năm, dây chuyền nước hoa quả cô đặc 5.000 tấn/năm;
Chợ Đồng Giao là chợ đầu mối lớn nhất thành phố Tam Điệp. Chợ nằm ngay trên đường Quốc lộ 1, cạnh ga Đồng Giao và giữa trung tâm thành phố. Tên của chợ phản ánh phần nào lịch sử hình thành chợ trên vùng đất nông trường Đồng Giao xưa mà nay đã trở thành thành phố Tam Điệp. Chợ Đồng Giao là điểm dừng chân của du khách khi qua đây. Mùa xuân đến chợ Đồng Giao và đường phố thành phố Tam Điệp có hoa đào Đông Sơn, khi mùa hè và mùa thu về có dứa Đồng Giao. Mùa đông có chè Tam Điệp và nhiều loài dược liệu quý hiếm đặc sản miền rừng Tam Điệp làm thuốc nam chữa bệnh và bổ dưỡng.
Với vai trò của một tỉnh có sản lượng dứa lớn nhất miền Bắc, Ninh Bình được Bộ Công thương cho phép xây dựng tại Tam Điệp một chợ đầu mối rau quả cũng tại phường Trung Sơn.
Du lịch
sửaHồ Yên Thắng
sửaHồ Yên Thắng là một hồ lớn, có một phần nằm trên địa bàn phường Trung Sơn. Đây là một hồ nước lớn ở giáp giữa Tam Điệp và Yên Mô. Tại hồ này đã xây dựng khu liên hợp thể thao hồ Yên Thắng rộng 773 ha với sân golf Hoàng Gia quy mô 54 lỗ.
Chú thích
sửa- ^ a b “Quyết định số 200-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về việc mở rộng địa giới hai thị xã Hà Nam, Ninh Bình và thành lập thị xã Tam Điệp thuộc tỉnh Hà Nam Ninh”.
- ^ a b Đặng Đức Tân (3 tháng 10 năm 2019). “STT 112: Dân số tại thời điểm theo đơn vị hành chính cấp xã, 01/4/2019 - tỉnh Ninh Bình (Kết quả điều tra thực trạng Kinh tế - Xã hội 53 dân tộc thiểu số năm 2019 tại tỉnh Ninh Bình)”. Cổng thông tin điện tử tỉnh Ninh Bình. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2021.
- ^ Tổng cục Thống kê
- ^ “Nghị quyết phân vạch lại địa giới hành chính một số tỉnh”. Thư viện pháp luật. 26 tháng 12 năm 1991.
- ^ Nghị quyết 904/NQ-UBTVQH13 năm 2015 về việc việc thành lập phường Yên Bình thuộc thị xã Tam Điệp và thành lập thành phố Tam Điệp thuộc tỉnh Ninh Bình
- ^ “Nghị quyết số 07/NQ-HĐND năm 2014 về việc thông qua Đề án thành lập phường Yên Bình trực thuộc thị xã Tam Điệp và thành lập thành phố Tam Điệp trực thuộc tỉnh Ninh Bình”. Thư viện pháp luật. 16 tháng 7 năm 2014.