Trung Lương, Bình Lục

xã thuộc Bình Lục

Trung Lương (忠良)[4] là một thuộc huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam, Việt Nam.

Trung Lương
Xã Trung Lương
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
TỉnhHà Nam
HuyệnBình Lục
Thành lập1967[1]
Địa lý
Tọa độ: 20°28′25″B 106°2′28″Đ / 20,47361°B 106,04111°Đ / 20.47361; 106.04111
Trung Lương trên bản đồ Việt Nam
Trung Lương
Trung Lương
Vị trí xã Trung Lương trên bản đồ Việt Nam
Diện tích8,41 km²[2]
Dân số (1999)
Tổng cộng6983 người[2]
Mật độ830 người/km²
Khác
Mã hành chính13546[3]

Xã Trung Lương có diện tích 8,41 km², dân số năm 1999 là 6983 người,[2] mật độ dân số đạt 830 người/km².

Di tích

sửa

Đình Hạ Vị

sửa

Đình Hạ Vị thờ Đương Chu tại quê nhà, là tướng nhà Đinh được Đinh Bộ Lĩnh cử làm sứ giả đi đến các đạo để chiêu mộ quân sĩ. Đình Vị Hạ có nhiều mảng chạm khắc có tính nghệ thuật cao thể hiện ở sự phong phú, đa dạng của đề tài, cùng phong cách thể hiện độc đáo. Ngoài những mô típ phổ biến thường gặp ở nhiều di tích như "Tứ linh", "Tứ quý", nghê chầu, họa chanh, chữ thọ, những đồ thờ tự, câu đối, đại tự… ở ngôi đình này còn có một số mảng chạm khắc độc đáo.[5]

Di tích lịch sử văn hoá đình Hướng Nghĩa, xã Minh Thuận (Vụ Bản, Nam Định) cũng là nơi thờ Đương Chu trên vùng đất ông lập nghiệp, theo nhà Đinh dẹp loạn 12 sứ quân.

Đình Mai Động

sửa

Đình Mai Động thờ 2 anh em Phạm Hán và Phạm Phổ có công đánh dẹp sứ quân Phạm Phòng Át và Ngô Nam và làm quan dưới triều Đinh.

Phạm Hán và Phạm Phổ là hai người con sinh đôi của hai Cụ Phạm Tuyên và Trần Thị Ngoạn. Tổ tiên của cụ Phạm Tuyên phát tích từ đất Ái Châu về cư ngự ở Đạo Sơn Nam. Trước cảnh đất nước bị 12 sứ quân nổi loạn. Hai ông đã tự đứng lên chiêu mộ binh sỹ, tích lũy lương thảo, luyện tập võ nghệ, giao kết với anh hùng bốn bể để tìm chọn vị minh quân. Vua Đinh cho ông Phạm Hán giữ chức Tham mưu, ông Phạm Phổ giữ chức Đại thống. Sau khi dẹp loạn 12 sứ quân xong, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế lấy hiệu là Đinh Tiên Hoàng đế phong cho Phạm Hán chức Đinh an công, ông Phạm Phổ chức Thống lĩnh chư quân. Được thực ấp ngàn bộ. Hai ông làm lễ lậy mừng rồi trở về đất Mai khu lập hành cung.[6]

Chú thích

sửa
  1. ^ 43/1967/QĐ-NV
  2. ^ a b c “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin & Truyền thông. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012.
  3. ^ Tổng cục Thống kê
  4. ^ Ngô Vi Liễn (1935). Địa Dư Huyện Bình Lục. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2022.
  5. ^ Đình Vị Hạ ở thôn Vị Hạ, xã Trung Lương, huyện Bình Lục, Hà Nam
  6. ^ “Lễ giỗ Thành Hoàng làng Mai Động – hai danh tướng Họ Phạm triều vua Đinh Tiên Hoàng”. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2018.

Tham khảo

sửa