Trung Kỳ

xứ bảo hộ nhà Nguyễn trong Đông Dương thuộc Pháp, 1887–1945
(Đổi hướng từ Trung Kì)

Trung Kỳ (chữ Hán: 中圻) là tên gọi do vua Minh Mạng đặt ra cho phần giữa của Việt Nam năm 1834, và là một trong ba vùng của nước này khi đó, cùng với Bắc KỳNam Kỳ. Người Pháp sau khi chiếm toàn bộ Đại Nam năm 1884 đã đặt vùng đất này thành xứ bảo hộ Trung Kỳ nằm trong Đông Dương thuộc Pháp. Thời Đế quốc Việt Nam năm 1945, tên gọi Trung Kỳ được đổi thành Trung Bộ.

Xứ bảo hộ Trung Kỳ
Tên bản ngữ
1883–1945
1945–1948
Cờ An Nam
Long tinh kỳ
Trên: Cờ bảo hộ
Dưới: Cờ Long tinh

Tiêu ngữ"Liberté, égalité, fraternité"
"Tự do, bình đẳng, bác ái"
"Thống nhất – Độc lập"

Quốc ca"La Marseillaise"
"Bài ca Marseille"

Quốc ấn
皇帝之寶
(Hoàng Đế chi bảo)
Vị trí của Trung Kỳ (hồng) trong Liên bang Đông Dương
Vị trí của Trung Kỳ (hồng) trong Liên bang Đông Dương
Hành chính Trung Kỳ 1920
Hành chính Trung Kỳ 1920
Tổng quan
Vị thếXứ bảo hộ thuộc Pháp (1883–1945)
Lãnh thổ của Liên bang Đông Dương (1887~1948)
Thủ đôHuế
Thành phố lớn nhấtĐà Nẵng
Ngôn ngữ thông dụngTiếng Pháp · Tiếng Việt
Tôn giáo chính
Phật giáo · Nho giáo · Công giáo · Tín ngưỡng dân gian
Chính trị
Chính phủQuân chủ chuyên chế dưới Chính quyền thuộc địa
Khâm sứ Trung Kỳ 
• 1886–1888
Charles Dillon (đầu tiên)
• 1944–1945
Jean Maurice Norbert Haelewyn (cuối cùng)
Hoàng đế 
• 1885–1889
Đồng Khánh
• 1889–1907
Thành Thái
• 1907–1916
Duy Tân
• 1916–1925
Khải Định
• 1925–1945
Bảo Đại
Lập phápViện Dân biểu Trung Kỳ
Lịch sử
Thời kỳPháp thuộc
1883
• Giải thể
1948
Kinh tế
Đơn vị tiền tệĐồng bạc Đông Dương
Tiền thân
Kế tục
1883:
Nhà Nguyễn
1887:
Liên bang Đông Dương
1945:
Đế quốc Việt Nam
1945:
Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
1948:
Chính phủ Trung ương lâm thời Việt Nam
Hiện nay là một phần của Việt Nam

Trung Bộ cũng được gọi là Trung Việt và sau đấy là Trung Phần thời Quốc gia Việt NamViệt Nam Cộng hòa (1949–1975);[1] hai chính thể kế tiếp nhau này chỉ còn nắm giữ vùng phía Nam vĩ tuyến 17 của Trung Phần theo sau Hiệp định Genève, 1954. Từ năm 1975, miền Trung Việt Nam được thống nhất và gọi là Trung Bộ trong các văn bản hành chính.

Dư đồ Trung Kỳ năm 1909.

Lịch sử

sửa

Trung Kỳ thời nhà Nguyễn độc lập thì tâm điểm là kinh thành Huế, tức phủ Thừa Thiên (承天) do triều đình trực tiếp quản lý. Năm tỉnh phía bắc Huế gọi là Hữu Kỳ:

  1. Thanh Hóa (清化),
  2. Nghệ An (乂安),
  3. Hà Tĩnh (河靜),
  4. Quảng Bình (廣平),
  5. Quảng Trị (廣治).

Và sáu tỉnh phía nam, gọi là Tả Kỳ gồm:

  1. Quảng Nam (廣南),
  2. Quảng Ngãi (廣義),
  3. Bình Định (平定),
  4. Phú Yên (富安),
  5. Khánh Hòa (慶和), và
  6. Bình Thuận (平順).

Nhà Nguyễn đặt ra chức tổng đốc quản hạt từ 2 đến 3 tỉnh. Các tỉnh Trung Kỳ thường đặt dưới quyền quản hạt của 6 vị tổng đốc (thường là tổng đốc Thanh Hóa, tổng đốc An-Tĩnh (Nghệ An và Hà Tĩnh), tổng đốc Bình-Trị (Quảng Bình và Quảng Trị), tổng đốc Nam-Ngãi (Quảng Nam và Quảng Ngãi), tổng đốc Bình-Phú (Bình Định và Phú Yên), tổng đốc Thuận-Khánh (Bình Thuận và Khánh Hòa)), và 1 vị phủ doãn phủ Thừa Thiên. Đứng đầu mỗi tỉnh Trung Kỳ, cũng giống toàn bộ 30 tỉnh trong cả nước (trừ phủ Thừa Thiên), đều là một viên quan tuần phủ. Cương vực Trung Kỳ thời nhà Nguyễn bao gồm cả những phần đất nay thuộc về lãnh thổ Lào (là những vùng đất thuộc địa giới các tỉnh bắc Trung Kỳ từ Thanh Hóa đến Quảng Trị) và 2 quần đảo Hoàng SaTrường Sa (chưa phân biệt rõ ràng và trực thuộc tỉnh Quảng Ngãi). Nhưng Trung Kỳ không bao gồm Tây Nguyên. Đà NẵngNinh Thuận ngày nay, vào thời nhà Nguyễn đã nằm trong Trung Kỳ nhưng thuộc địa giới của 2 tỉnh Quảng Nam và Bình Thuận (Đà Nẵng thuộc Quảng Nam, Ninh Thuận thuộc Bình Thuận). Trừ 3 tỉnh bắc Trung Kỳ là Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh (là đất của người Việt cổ), thì phần lớn còn lại của Trung Kỳ (từ đèo Ngang đến hết Bình Thuận) từng là đất đai của vương quốc Chăm Pa.

Theo hiệp ước Harmand ký ngày 25 tháng 8 năm 1883 thì Trung Kỳ (tiếng Pháp gọi là Annam) kéo dài từ địa giới phía bắc tỉnh Bình Thuận đến Đèo Ngang (tức là tách 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh ở phía bắc và tỉnh Bình Thuận ở phía nam ra khỏi Trung Kỳ (An Nam)). Pháp đặt một viên Công sứ (Résident) tại Huế thay mặt cho chính quyền bảo hộ của Pháp tại Trung Kỳ. Hiệp ước Patenôtre ký ngày 6 tháng 6 năm 1884 quy định lại ranh giới Trung Kỳ: từ địa giới phía nam tỉnh Bình Thuận trở ra đến địa giới phía nam tỉnh Ninh Bình (như trước năm 1883). Thực dân Pháp đặt chức "Tổng Công sứ Trung – Bắc Kỳ" (Résident général de l'Annam et du Tonkin), gọi tắt là Tổng sứ,thay mặt cho chính phủ Pháp chủ trì mọi công việc đối ngoại của triều đình Việt Nam và thường được gọi là "Toàn quyền lưỡng kỳ" hoặc "Toàn quyền Trung – Bắc Kỳ". Chức Tổng sứ bị bãi bỏ năm 1889, Khâm sứ Trung Kỳ đảm nhiệm các công việc cho chính phủ Pháp bên cạnh Nam triều.

Danh sách các khâm sứ Trung Kỳ

sửa

Pháp thiết lập một văn phòng đại diện ngoại giao tại Huế từ giữa năm 1875. Tháng 4 năm 1876 (Tự Đức 28), trụ sở tòa Đại diện Ngoại giao được khởi công xây dựng và hoàn thành vào tháng 7 năm 1878. Nhân viên đứng đầu được gọi là Đại diện Ngoại giao (Chargés d'Affaires)[2].

Sau hiệp ước Harmand ký ngày 25 tháng 8 năm 1883, Đại diện Ngoại giao đổi thành Công sứ (Résident) tại Huế thay mặt cho chính quyền bảo hộ của Pháp tại Trung Kỳ. Năm 1885, chính phủ Pháp đặt ra "Tổng Công sứ Trung – Bắc Kỳ" (Résident général de l'Annam et du Tonkin), còn gọi là Tổng Trú sứ hay Tổng sứ, thay mặt cho chính phủ Pháp chủ trì mọi công việc đối ngoại của triều đình Việt Nam và thường được gọi là "Toàn quyền lưỡng kỳ" hoặc "Toàn quyền Trung – Bắc Kỳ". Quyền hành của Toàn quyền Lưỡng kỳ ngang với Thống đốc Nam Kỳ và độc lập đối với Thống đốc Nam Kỳ. Toàn quyền Lưỡng kỳ nắm mọi quyền dân sự, quân sự, chủ trì, mọi quan hệ đối ngoại của Nam triều và mọi quan hệ giữa giới cầm quyền Pháp và Nam Kỳ. Dưới quyền trực tiếp của Toàn quyền Lưỡng kỳ là một hệ thống quan lại thực dân Pháp giúp việc: đứng đầu Bắc Kỳ là Thống sứ Bắc Kỳ (Résident supérieur du Tonkin); đứng đầu Trung Kỳ là Khâm sứ Trung Kỳ (Résident supérieur de l’Annam) và đứng đầu mỗi tỉnh ở cả Bắc Kỳ và Trung Kỳ là Công sứ (Résident) và Phó sứ (Résident adjoint).

Chức Tổng Trú sứ bị bãi bỏ năm 1889, chức vụ Khâm sứ Trung Kỳ (Résident supérieur d'Annam), còn được gọi là Đại trú sứ, được đặt ra để đảm nhiệm các công việc cho chính phủ Pháp bên cạnh Nam triều.

Thời kỳ Đại diện Ngoại giao (1875-1884)

sửa
Tên Năm sinh - năm mất Thời gian tại nhiệm Chú thích
Pierre Paul Rheinart 1840-1902 30 tháng 7 năm 1875 - 13 tháng 12 năm 1876 Lần thứ nhất
Paul Louis Félix Philastre 1837-1907 14 tháng 12 năm 1876 - 3 tháng 7 năm 1879
Pierre Paul Rheinart 1840-1902 3 tháng 7 năm 1879 - 5 tháng 10 năm 1880 Lần thứ hai
Louis Eugène Palasne de Champeaux 1840-1889 6 tháng 10 năm 1880 - 17 tháng 8 năm 1881
Pierre Paul Rheinart 1840-1902 18 tháng 8 năm 1881 - tháng 7 năm 1883 Lần thứ ba
François Jules Harmand 1845-1921 tháng 7 năm 1883 - 10 tháng 6 năm 1884 Người ký Hòa ước Quý Mùi, 1883

Thời kỳ Công sứ (1884-1886)

sửa
Tên Năm sinh - năm mất Thời gian tại nhiệm Chú thích
Pierre Paul Rheinart 1840-1902 11 tháng 6 năm 1884 - 30 tháng 9 năm 1884 Sử dụng lâm thời chức danh Công sứ (Résident)
Victor Gabriel Lemaire 1839-1907 1 tháng 10 năm 1884 - 31 tháng 5 năm 1885 Từ chức vì bất đồng với de Courcy
Louis Eugène Palasne de Champeaux 1840-1889 31 tháng 5 năm 1885 - 26 tháng 1, 1886 Lâm thời

Thời kỳ Tổng sứ (1885-1889)

sửa
Tên Năm sinh - năm mất Thời gian tại nhiệm Chú thích
Philippe Marie André Roussel de Courcy 1827-1887 14 tháng 4 năm 1885 - 20 tháng 1, 1886 Trung tướng, Bá tước de Courcy, tổng chỉ huy quân viễn chinh Pháp. Đại diện toàn quyền tại Trung - Bắc Kỳ
Charles Auguste Louis Warnet 1828–1913 27 tháng 1, 1886 - 7 tháng 4 năm 1886 Thiếu tướng. Tạm quyền
Paul Bert 1833-1886 8 tháng 4 năm 1886 - 11 tháng 11 năm 1886 Quan chức dân sự đầu tiên. Bắt đầu sử dụng chức vụ Tổng Công sứ Trung – Bắc Kỳ (Résident général de l'Annam et du Tonkin).
Paulin François Alexandre Vial 1831-1907 12 tháng 11 năm 1886 - 28 tháng 1, 1887 Tạm quyền
Paul Louis Georges Bihouard 1846-19?? 29 tháng 1, 1887 - 11 tháng 9 năm 1887 Lần thứ nhất
Thiếu tá Berger (??) ????-???? 11 tháng 9 năm 1887 - 27 tháng 10 năm 1887 Tạm quyền lần thứ nhất
Paul Louis Georges Bihouard 1846-19?? 27 tháng 10 năm 1887 - 17 tháng 11 năm 1887 Lần thứ hai
Thiếu tá Berger (??) ????-???? 17 tháng 11 năm 1887 - 25 tháng 6 năm 1888 Tạm quyền lần thứ hai
Eusèbe Irénée Parreau ????-???? 25 tháng 6 năm 1888 - 8 tháng 9 năm 1888 Tạm quyền lần thứ nhất
Pierre Paul Rheinart 1840-1902 8 tháng 9 năm 1888 - tháng 5 năm 1889
Eusèbe Irénée Parreau ????-???? 9 tháng 5 năm 1889 Tạm quyền lần thứ hai cho đến khi chức vụ Tổng sứ bị bãi bỏ.

Khâm sứ Trung Kỳ tại Huế (1886-1945)

sửa
Tên Năm sinh - năm mất Thời gian tại nhiệm Chú thích
Charles Dillon ????-???? 27 tháng 1, 1886 - 1888 Sử dụng chức vụ Khâm sứ Trung Kỳ (Résident supérieur d'Annam)
Séraphin Hector 1846-???? 1888-1889 Lần thứ nhất
Léon Jean Laurent Chavassieux 1848-1895 1889 Về sau làm Toàn quyền Đông Dương
Séraphin Hector 1846-???? 1889- tháng 10 năm 1891 Lần thứ hai. Chức vụ Tổng sứ Trung-Bắc Kỳ bãi bỏ.
Ernest Albert Brière 1848-???? tháng 10 năm 1891 - 1897
Jean Calixte Alexis Auvergne 1859-1942 1897 - tháng 3 năm 1898 Lần thứ nhất
Léon Jules Pol Boulloche 1855-19?? tháng 3 năm 1898 - 1900
Jean Calixte Alexis Auvergne 1859-1942 9 tháng 5 năm 1901 - 1904 Lần thứ hai
Jean-Ernest Moulié ????-???? 1904 - 1906
Fernand Ernest Levecque 1852-19?? 1906 - 1908
Élie Jean-Henri Groleau 1859-19?? 1908 - 1910
Henri Victor Sestier 1857-19?? 1910 - 1912
Georges Marie Joseph Mahé ????-???? 1912 - 1913 Là người chủ trương cướp phá lăng tẩm ở Huế.
Jean François Eugène Charles ????-???? 1913 - 1920 Được xem là cha nuôi của Hoàng tử Vĩnh Thụy
Pierre Marie Antonie Pasquier 1877-1934 1920 - 1927 Về sau làm Toàn quyền Đông Dương
Jules Fries ????-???? 1927 - 1928
Aristide Eugène Le Fol ????-???? 1928 - 1931
Yves Charles Châtel 1865-1944 1931 - 1934
Maurice Fernand Graffeuil ????-???? 1943 - 1940
Émile Louis François Grandjean ????-???? 1940 - 1944
Jean Maurice Norbert Haelewyn 1901-1945 1944 - 9 tháng 3 năm 1945 Khâm sứ Trung Kỳ cuối cùng.

Thời kỳ Công sứ Nhật tại Trung Bộ (1945)

sửa
Tên Năm sinh - năm mất Thời gian tại nhiệm Chú thích
Yokoyama Masayuki 1892-1978 9 tháng 3 năm 1945 - tháng 9 năm 1945

Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Pháp tìm cách trở lại phục hồi quyền thống trị tại Việt Nam, vì vậy đã đặt chức vụ Ủy viên Cộng hòa Pháp tại Trung và Bắc Kỳ. Chức vụ này có chức năng gần tương đương với chức vụ Tổng sứ Trung Bắc Kỳ trước kia, nhưng đặt trụ sở ở Hà Nội.

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ Royal Woodblocks of Nguyễn Dynasty – World documentary heritage (2021). “Significant collections § Fonds of the Phủ Thủ hiến Trung Việt or Office of the Governor of Trung Viet”. mocban.vn (bằng tiếng Anh). The National Archives Center No. 4 (State Records and Archives Department of Vietnam). Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2021.
  2. ^ Pierre Brocheux và Daniel Hémery, Indochine: la colonisation ambiguë 1858–1954, La Découverte, 2004, tr. 78-89
  •   Bài viết này bao gồm văn bản từ một ấn phẩm hiện thời trong phạm vi công cộngChisholm, Hugh biên tập (1911). “Annam”. Encyclopædia Britannica. 2 (ấn bản thứ 11). Cambridge University Press. tr. 61–63.
  • Legrand de la Liraye, Notes historiques sur la nation annamite (Paris, 1866?)
  • C. Gosselin, L'Empire d'Annam (Paris, 1904)
  • E. Sombsthay, Cours de législation et d' administration annamites (Paris, 1898).