Triệu Từ Truyền là nhà thơ. nhà văn Việt Nam luôn sáng tạo trên nền tảng mỹ học và triết học, ông sáng tác từ hậu bán thế kỷ 20 cho đến nay.

Triệu Từ Truyền
Sinh9 tháng 4 năm 1947
Sa Đéc (nay là Đồng Tháp)
Nghề nghiệpNhà văn, nhà thơ
Quốc tịchViệt Nam
Giai đoạn sáng tác1962 - nay

Triệu Từ Truyền tên khai sinh là Triệu Công Tinh Trung. sinh ngày 9 tháng 4 năm 1947 tại thị xã Sa Đéc, tỉnh Sa Đéc (nay là thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp), con trai của một gia đình nhà giáo tham gia kháng chiến chống chủ nghĩa thực dân, sống, đi học, làm việc tại Sài Gòn từ năm lên 7. Cha là Triệu Công Lợi, mẹ là Lê Thị Mười (cô giáo Chất).[1]

Triệu Từ Truyền có tư duy độc lập và bút pháp riêng biệt trong sáng tác văn học. Ông in tập thơ đầu vào tuổi 15, tập thơ thứ hai vào tuổi 18, có nhiều thơ đăng trên các báo văn nghệ Sài Gòn với bút danh Triệu Cung Tinh vào những năm đầu của thập kỷ 60 thế kỷ 20. Ngoài bút danh Triệu Từ Truyền và Triệu Cung Tinh, ông còn có bút danh Triệu Dạ Trạch, Văn Chính Kinh, Nguyễn Văn Biên... Thời trẻ, ông là thủ lĩnh của phong trào sinh viên học sinh ở đô thị miền Nam trước 1975, biệt hiệu của ông là Tư Truyền và được bạn bè, đồng chí gọi thân mật là "anh Tư". (2)

Cuộc đời

sửa

Triệu Từ Truyền được học vỡ lòng trong vùng kháng chiến thuộc tỉnh Cần Thơ (trước hiệp định Genève, 1954), sau đó học tiếp tại Sài Gòn. Ông say mê triết học ngay sau khi thi đậu bằng trung học đệ nhất cấp (hết cấp 2). Ông cũng tham gia hoạt động tích cực trong phong trào học sinh - sinh viên thời bấy giờ. Năm 1964 & 1965,trong lúc học ban B (Ban toán lý)đệ nhị cấp (cấp 3) Triệu Từ Truyền là Tổng thư ký Tổng đoàn Học sinh Sài Gòn (3), biên tập viên bán tuần san "Vùng Lên" của Hội đồng chỉ đạo thanh niên học sinh sinh viên Sài Gòn Gia Định, do ông Nguyễn Hữu Thái chủ tịch đầu tiên của Tổng hội Sinh viên Sài Gòn (1963 -1964), làm chủ bút(4).Những năm tranh đấu thời kỳ tuổi trẻ đó,ông luôn đươc giao làm chủ biên đặc san "Học sinh" (1964-1966), nguyệt san "Đất Đứng" (1965), đặc biệt viết tuyên ngôn cho những cây bút trong nhóm Bộ Lạc Mới, vừa ra báo vừa làm xuất bản (1965-1966).

Sau khi bị lưu đày Côn Đảo lần thứ nhất (1966-1969), Triệu Từ Truyền ra tù, được Thành đoàn phân công là Uỷ viên Thường vụ Đoàn uỷ học sinh, kiêm Trưởng ban Tuyên huấn (5). Trong thời kỳ cao trào đô thị 1969-1971, Triệu Từ Truyền đã tham gia chỉ đạo chung và góp phần xây dựng lãnh vực văn hoá văn nghệ của phong trào. Sáng tác "Bài thơ bắt đầu" [2] được in lại trong "Tiếng hát những người đi tới" (1993). Năm 1971 bị lưu đày Côn Đảo lần thứ hai, đến năm 1974, Triệu Từ Truyền được trao trả tại Lộc Ninh, tiếp tục hoạt động theo lý tưởng của mình. Sau 1975, Triệu Từ Truyền tham gia chính quyền cấp Quận và quản lý kinh tế cấp Tỉnh, thành; ba mươi tuổi làm phó chủ tịch kế hoạch & văn xã của quận 4, trên hai trăm ngàn dân của thành phố Sài Gòn (1975-1983), thời điểm này Triệu Từ Truyền đã giúp đỡ khá nhiều nhà văn, nhà thơ miền Nam trước 1975 về quận 4 sinh sống và sáng tác.[3] Sau đó, Triệu Từ Truyền là chánh văn phòng Ban Đại diện phía Nam Hội Nhà Văn Việt Nam (1990-1995- từ Đà Nẵng đến Cà Mau); và đảm trách chức vụ khác thuộc các ngành tài chính, xúc tiến ngoại thương và đầu tư; du lịch, v.v...

Triệu Từ Truyền chủ biên các tạp chí "Bông Trang" của Hội Văn Học Nghệ thuật tỉnh Sông Bé (1991-1992); chuyên san thơ "Gieo & Mở" (Nhà xuất bản Đồng Nai-1995), "Kiến thức phổ thông" (1988), Nguyệt san "Giáo dục" (2002-2003) và từng làm Trưởng ban biên tập nguyệt san "Dân Trí" thuộc hội khuyến học Việt Nam (2004). Tiếp nối quan niệm thơ của "Bộ Lạc Mới", nội dung tiểu luận và thơ của chuyên san thơ "Gieo & Mở" xuất bản tại Sài Gòn đã đánh dấu sự đổi mới thơ ở Việt Nam sau 1975.[4]

Triệu Từ Truyền dù tuổi ngoài 70, ông vẫn được đồng nghiệp tín nhiệm trao vai trò chủ tịch Hội đồng Thơ ở một trung tậm văn hóa kinh tế hàng đầu (Thành phố Hồ Chí Minh), và góp phần lý luận trong sáng tạo văn học,như các tiểu luận "vì sao loài người làm thơ","tâm linh và sáng tác"; "thơ là dòng năng lượng"; " dòng chảy lục bát"...Đã công bố trên nhiều báo trong và ngoài nước, và xuất bản thành sách trong "những Chữ Qua Cầu Tâm Linh"

Nhà thơ TriệuTừ Truyền luôn làm thơ vì tự do, vì tình yêu và vì Tổ quốc.

Nhận xét về Triệu Từ Truyền

sửa

Luật sư Bùi Chánh Thời tức Như Trị, người giữ Vườn Thơ tuần báo "Văn Nghệ Tiền Phong" số 217 tháng 09/1963 đã có đôi dòng nhận xét như sau: "Trên trang thơ này, chúng ta đã nhiều lần giao cảm với tâm hồn của Triệu Cung Tinh, nhà thơ nhiều ưu tư của thời đại. Những vần thơ chua xót, gợi sầu, thể hiện được tất cả những băn khoăn của tuổi trẻ giữa thế giới u ám ngày nay".

Trong "Ý Thức Thơ Bộ Lạc Mới", năm 19 tuổi, Triệu Cung Tinh của ngày ấy (25-01-1966) đã viết như một tuyên ngôn: "Thơ là những ngôn-ngữ-cử-động, chứ không phải như ngôn từ xuất phát từ triệu cửa miệng hàng ngày. Ngôn-ngữ-cử-động có thể chất chứa ý nghĩa hoặc tự nó xuất hiện ý nghĩa trong tâm trí con người. Sở dĩ có ngôn-từ-cử-động, vì con người có nhu cầu tâm hồn, u uất siêu hình mà tiếng nói hàng ngày không biểu hiện, bộc lộ nổi... Tâm hồn con người tuỳ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử tiến hoá, đem theo khát vọng mới cho con người. Và thơ tiến bộ trên nền tảng văn hoá đó".

Nhà mỹ học Hoàng Thiệu Khang cho rằng về thi pháp tiết tấu, nhịp điệu thơ Triệu Từ truyền vừa truyền thống vừa hiện đại. (báo Người Lao động 04/3/1991). Trong một bài viết nhà thơ Nguyễn Tôn Nhan đã nhận đinh:

Cái "xích tử chi tâm"(tấm lòng con đỏ) chẳng phai màu chút gì. Nó không bao giờ còn phai màu được nữa, vì đã được tôi luyện đến mức tuyệt thậm thâm rồi. Đã cửu chuyển công thành rồi. Câu nói này có thể áp dụng đúng vào thơ Triệu Từ Truyền, vì từ năm 1975 đến nay anh đã in liên tiếp nhũng thi tập được văn giới nhắc tới nhiều. Ấy là cõi thi ca độc đáo của riêng anh. Bạn đọc thử đọc lại những bài thơ in lại từ tập Đêm Lên Cơn Dài (9), anh đã viết cách đây hơn 40 năm vậy mà không mất đi sắc màu tươi roi rói của các loại thi pháp "Hậu" hay "Tân" gì gì đó của ngày hôm nay.[5]

  • Tình Phượng 15 (1962)
  • Đêm Lên Cơn Dài (1965)
  • Bên Dòng Măng Thít (1986)
  • Dật Dờ Trong Sương (1990)
  • Mảnh Vỡ Hồn Nhiên (1994)
  • Va Chạm Hư Không (1999)
  • Tuyển Thơ (Song ngữ Việt - Pháp, 2001)
  • Mặt Cắt Cõi Ngoài (2006)
  • Lục Bát Triệu Từ Truyền (2009)
  • Tuyển Thơ (Song ngữ Việt - Anh, 2010)
  • Hạt Sứ Giả Tâm Linh - 2015

Tham khảo

sửa
  1. ^ “TRIỆU TỪ TRUYỀN”. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 7 năm 2013. Truy cập 6 tháng 3 năm 2015.
  2. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2013.
  3. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2014.
  4. ^ “Trần Vũ”.
  5. ^ “Các bài viết về nhà thơ Triệu Từ Truyền”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 3 năm 2014. Truy cập 6 tháng 3 năm 2015.

(2) Triệu Từ Truyền - dòng thơ giữa đôi bờ tri thức và tâm thức/ tản văn & tiểu luận – Nhà xuất bản Trẻ- quý 2 năm 2013. (gồm 26 tác giả là nhà văn; nhà thơ; nhà phê bình văn học đương đại).

(3) trang 119; Mục:Từ Hội đồng Chỉ Đạo Sinh viên Học Sinh đến Tổng Đoàn Học Sinh, Chúng Ta đã đứng Dậy tập I (1954-1968)- Nhà xuất bản Trẻ- quý 2 -2012.

(4) Bộ Lạc Mới, tản văn Võ Chân Cửu – trích trong 22 Tản Mạn - Nhà xuất bản Hội nhà Văn & Phuong Nam Books Co- 2013

(5) Triệu Từ Truyền, người viết bài thơ Sơn Mỹ- Lê văn Nuôi, trang 120- 125, Sài Gòn Dậy Mà Đi - Nhà xuất bản Trẻ - quý IV- 2012

(9) Về một tập thơ bị bỏ quên: " Đêm Lên Cơn Dài" tập thơ của Triệu Cung Tinh- bài viết của Cung Nhự Thức – Tuần báo Nghệ thuật, số 55, ngày 05-11/11/1966- chủ bút: Mai Thảo; thư ký TS: Viên Linh.

Liên kết ngoài

sửa