Triệu Sơn

huyện thuộc tỉnh Thanh Hóa
(Đổi hướng từ Triệu Sơn, Thanh Hóa)

Triệu Sơn là một huyện thuộc tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam.

Triệu Sơn
Huyện
Huyện Triệu Sơn
Từ trên xuống dưới: bãi cò tại xã Tiến Nông, chân núi Nưa phía thị trấn Nưa.
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngBắc Trung Bộ
TỉnhThanh Hóa
Huyện lỵThị trấn Triệu Sơn
Trụ sở UBNDPhố Lê Lợi, thị trấn Triệu Sơn
Phân chia hành chính2 thị trấn, 30 xã
Thành lập25 tháng 2 năm 1965[1]
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDNguyễn Thành Luân
Chủ tịch HĐNDLê Kim Chất
Bí thư Huyện ủyLê Văn Tuấn
Địa lý
Tọa độ: 19°B 105°Đ / 19°B 105°Đ / 19; 105
MapBản đồ huyện Triệu Sơn
Triệu Sơn trên bản đồ Việt Nam
Triệu Sơn
Triệu Sơn
Vị trí huyện Triệu Sơn trên bản đồ Việt Nam
Diện tích290,05 km²[2]
Dân số (2022)
Tổng cộng247.724 người[2]
Thành thị29.852 người (12,05%)
Nông thôn217.872 người (87,95%)
Mật độ854 người/km²
Dân tộcKinh, Mường, Thái,...
Khác
Mã hành chính397[3]
Mã bưu chính415xx
Biển số xe36-AB
Websitetrieuson.gov.vn

Địa lý

sửa

Huyện Triệu Sơn có vị trí địa lý:

Huyện Triệu Sơn có diện tích tự nhiên 290,05 km², quy mô dân số năm 2022 là 247.724 người, mật độ dân số đạt 854 người/km².[2] Dân số năm 2019 là 202.386 người, mật độ dân số đạt 698 người/km².[4]

Địa hình

sửa

Triệu Sơn là một huyện bán sơn địa nhưng diện tích chủ yếu vẫn là đồng bằng, địa hình thấp dần về phía bắc, với vài con sông suối nhỏ chảy vào sông Chu ở hai huyện bên: Thọ Xuân và Thiệu Hóa, ở phía nam có một vài ngọn núi thấp với độ cao khoảng 250 – 300 m, như núi Nưathị trấn Nưa.[cần dẫn nguồn]

Tài nguyên

sửa

Huyện Triệu Sơn có mỏ chromit Cổ Định tại thị trấn Nưa với trữ lượng lớn nhất Việt Nam.[cần dẫn nguồn]

Lịch sử

sửa

Huyện Triệu Sơn được thành lập vào ngày 25 tháng 2 năm 1965,[1] trên cơ sở tách 13 xã: Thọ Ngọc, Thọ Tiến, Thọ Cường, Thọ Bình, Thọ Dân, Thọ Tân, Thọ Phú, Thọ Vực, Thọ Sơn, Thọ Thế, Xuân Thịnh, Xuân Thọ, Xuân Lộc thuộc huyện Thọ Xuân và 20 xã: Hợp Tiến, Hợp Thắng, Hợp Lý, Hợp Thành, Minh Châu, Minh Dân, Minh Sơn, Dân Lý, Dân Lực, Dân Quyền, An Nông, Vân Sơn, Nông Trường, Tiến Nông, Khuyến Nông, Thái Hòa, Tân Ninh, Đồng Tiến, Đồng Thắng, Đồng Lợi thuộc huyện Nông Cống.[5]

Khi mới thành lập, huyện gồm 33 xã: An Nông, Dân Lực, Dân Lý, Dân Quyền, Đồng Lợi, Đồng Thắng, Đồng Tiến, Hợp Lý, Hợp Thắng, Hợp Thành, Hợp Tiến, Khuyến Nông, Minh Châu, Minh Dân, Minh Sơn, Nông Trường, Tân Ninh, Thái Hòa, Thọ Bình, Thọ Cường, Thọ Dân, Thọ Ngọc, Thọ Phú, Thọ Sơn, Thọ Tân, Thọ Thế, Thọ Tiến, Thọ Vực, Tiến Nông, Vân Sơn, Xuân Lộc, Xuân Thịnh và Xuân Thọ.

Ngày 5 tháng 1 năm 1987, thành lập xã Triệu Thành trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên và dân số của xã Hợp Thành.[6]

Ngày 3 tháng 6 năm 1988, thành lập thị trấn Triệu Sơn (thị trấn huyện lỵ huyện Triệu Sơn) trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích và dân số của các xã Minh Châu, Minh Dân và Minh Sơn.[7]

Ngày 25 tháng 1 năm 1994, thành lập xã Bình Sơn trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên và dân số của hai xã Thọ BìnhThọ Sơn.[8][9]

Ngày 16 tháng 10 năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 786/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thanh Hóa (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 12 năm 2019).[10] Theo đó:

  • Thành lập thị trấn Nưa trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của xã Tân Ninh
  • Sáp nhập các xã Minh Dân và Minh Châu vào thị trấn Triệu Sơn.

Ngày 24 tháng 10 năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết số 1238/NQ-UBTVQH15 (có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2025).[11] Theo đó:

Sau sắp xếp, huyện Triệu Sơn có 2 thị trấn và 30 xã như hiện nay.

Hành chính

sửa

Huyện Triệu Sơn có 32 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 2 thị trấn: Triệu Sơn (huyện lỵ), Nưa và 30 xã: An Nông, Bình Sơn, Dân Lực, Dân Lý, Dân Quyền, Đồng Lợi, Đồng Thắng, Đồng Tiến, Hợp Lý, Hợp Thắng, Hợp Thành, Hợp Tiến, Khuyến Nông, Minh Sơn, Nông Trường, Thái Hòa, Thọ Bình, Thọ Cường, Thọ Dân, Thọ Ngọc, Thọ Phú, Thọ Sơn, Thọ Tân, Thọ Thế, Thọ Tiến, Tiến Nông, Triệu Thành, Vân Sơn, Xuân Lộc, Xuân Thọ.

Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc huyện Triệu Sơn
Tên Diện tích (km²) Dân số (người)
Thị trấn (02)
Triệu Sơn 8,49 19.008
Nưa 21,20 10.844
Xã (30)
An Nông 4,73 6.699
Bình Sơn 17,04 3.149
Dân Lực 8,28 8.397
Dân Lý 6,75 9.844
Dân Quyền 10,91 10.814
Đồng Lợi 5,74 7.847
Đồng Thắng 6,79 5.901
Đồng Tiến 7,43 9.191
Hợp Lý 9,06 6.296
Hợp Thắng 9,47 7.334
Hợp Thành 6,68 7.849
Hợp Tiến 6,65 4.548
Khuyến Nông 7,12 8.654
Tên Diện tích (km²) Dân số (người)
Minh Sơn 6,66 5.563
Nông Trường 5,41 7.208
Thái Hòa 16,88 8.826
Thọ Bình 18,34 9.468
Thọ Cường 5,96 5.641
Thọ Dân 6,07 8.225
Thọ Ngọc 6,92 7.532
Thọ Phú 8,30 10.083
Thọ Sơn 11,74 5.709
Thọ Tân 7,11 5.696
Thọ Thế 5,60 5.742
Thọ Tiến 8,64 5.929
Tiến Nông 5,53 6.356
Triệu Thành 11,25 6.881
Vân Sơn 15,55 7.606
Xuân Lộc 8,04 9.731
Xuân Thọ 5,70 5.153
Nguồn: Phương án số 25/PA-UBND,[2] Nghị quyết số 1238/NQ-UBTVQH15.[11]

Kinh tế

sửa

Tốc độ tăng trưởng kinh tế: 9,1%/năm, trong đó: nông - lâm nghiệp tăng: 5,5%; công nghiệp - xây dựng cơ bản tăng: 24%; dịch vụ tăng: 12,5%.

Cơ cấu kinh tế: nông - lâm nghiệp 55%; công nghiệp - xây dựng cơ bản 18%; dịch vụ 27%.

Tại xã Dân Quyền đã có khu tập trung sản xuất với các nhà máy sản xuất tre, luồng, mì chính.

Giáo dục

sửa

Huyện có các trường trung học phổ thông gồm: THPT Triệu Sơn 1, THPT Triệu Sơn 2, THPT Triệu Sơn 3, THPT Triệu Sơn 4, THPT Triệu Sơn 5, trường Phổ thông Triệu Sơn và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Triệu Sơn.

Các xã đều có ít nhất một trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở.

Trụ sở chính Trường Cao đẳng Nông nghiệp Thanh Hóa cũng nằm trên địa bàn huyện.

Giao thông

sửa

Huyện có đường quốc lộ 47 chạy qua theo hướng đông - tây, nối thành phố Thanh Hóa qua thị trấn huyện lỵ Triệu Sơn, tới thị trấn Lam Sơn (Thọ Xuân), thông tuyến với đường Hồ Chí Minh.

Huyện có 2 tuyến xe buýt chạy qua:

Đây là địa phương có tuyến Đường cao tốc Mai Sơn – Quốc lộ 45 đi qua.

Chú thích

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b “Quá trình hình thành huyện Triệu Sơn”. Cổng thông tin điện tử huyện Triệu Sơn. 17 tháng 11 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2023.
  2. ^ a b c d Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (22 tháng 1 năm 2024). “Phương án số 25/PA-UBND tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của tỉnh Thanh Hóa” (PDF). Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 24 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  3. ^ Tổng cục Thống kê
  4. ^ Tổng cục Thống kê (20 tháng 4 năm 2020). “Kết quả toàn bộ Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019” (PDF). Nhà xuất bản Thống kê. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 16 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2022.
  5. ^ Hội đồng Chính phủ (16 tháng 12 năm 1964). “Quyết định 177-CP năm 1964 về việc điều chỉnh địa giới của một số huyện thuộc các tỉnh Lạng-sơn, Yên-bái và Thanh-hoá”. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2023.
  6. ^ Hội đồng Bộ trưởng (5 tháng 1 năm 1987). “Quyết định 4-HĐBT năm 1987 về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số xã và thị trấn của các huyện Hoằng Hóa, Thọ Xuân, Triệu Sơn, Nông Cống và Quan Hóa thuộc tỉnh Thanh Hóa”. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2023.
  7. ^ Hội đồng Bộ trưởng (3 tháng 6 năm 1988). “Quyết định số 99-HĐBT năm 1988 về việc phân vạch địa giới hành chính một số xã, thị trấn của các huyện Hà Trung, Ngọc Lặc, Thường Xuân và Triệu Sơn thuộc tỉnh Thanh Hóa”. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2023.
  8. ^ Nghị định số 04/NĐ-CP ngày 25/01/1994 của Chính phủ về việc phân vạch hành chính một số xã của tỉnh Thanh Hóa.
  9. ^ “Lịch sử hình thành xã Bình Sơn”. Trang thông tin điện tử Xã Bình Sơn - Triệu Sơn. 11 tháng 3 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2023.
  10. ^ Ủy ban Thường vụ Quốc hội (16 tháng 10 năm 2019). “Nghị quyết số 786/NQ-UBTVQH14 năm 2019 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thanh Hóa”.
  11. ^ a b Ủy ban Thường vụ Quốc hội (24 tháng 10 năm 2024). “Nghị quyết số 1238/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2023 - 2025”. Cổng Thông tin điện tử Quốc hội. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 11 năm 2024. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2024.

Xem thêm

sửa