Trắc nghiệm khách quan

Trắc nghiệm khách quan (tiếng Anh: Objective test) là một phương tiện kiểm tra, đánh giá về kiến thức hoặc để thu thập thông tin.

Nguồn gốc

sửa

Theo nghĩa chữ Hán, "trắc" có nghĩa là "đo lường", "nghiệm" là "suy xét", "chứng thực". Trắc nghiệm xuất hiện từ thế kỉ 19, do một nhà khoa học người Mỹ[cần dẫn nguồn] nghĩ ra nhằm thủ đánh giá trí thông minh của con người. Sau đó, hai nhà tâm lý học người Pháp[cần dẫn nguồn]soạn ra bộ giáo án trắc nghiệm.

Lợi ích của trắc nghiệm

sửa
  • Khảo sát được số lượng lớn thí sinh
  • Kết quả nhanh
  • Điểm số đáng tin cậy
  • Công bằng, chính xác, vô tư
  • Ngăn ngừa "học tủ"

Hạn chế của trắc nghiệm

sửa
  • Thí sinh có khuynh hướng đoán mò đáp án. (Độ may rủi: là xác suất thí sinh đoán mò và làm đúng)
  • Không thấy rõ diễn biến tư duy của thí sinh
  • Khó soạn đề và tốn công sức
  • Theo quan điểm của nhiều người, việc áp dụng thi trắc nghiệm trong kỳ thi tuyển sinh Đại học ở Việt Nam là không thích hợp trong tình hình hiện nay [cần dẫn nguồn]. Về sâu xa, thi trắc nghiệm thực sự có hiệu quả khi cần sàng lọc ở cấp thấp về tri thức

Các loại trắc nghiệm

sửa

Lựa chọn

sửa

Gồm hai phần: Phần gốc là một câu hỏi hay một câu được bỏ lửng. Phần trả lời: bao gồm từ bốn đến sáu phương án nhưng chỉ có một và chỉ một phương án tối ưu, các phương án còn lại chỉ là "mồi nhử". Độ may rủi: #25%

Ghép hợp

sửa

Chia làm hai phần:

  • Phần 1: Nội dung kiểm tra
  • Phần 2: Các câu trả lời có liên hệ đến phần 1 (nhưng bị xáo trộn vị trí)

Khi làm bài, thí sinh phải ghép hai phần thành từng cặp sao cho đúng nhất. Độ may rủi: Gọi n là số câu hỏi có ở phần 1, m là số phương án trả lời ở phần 2 (thông thường thì m gấp 2, 3 lần n), quy tắc xác suất: độ may rủi=n!/m! (rất thấp)

Điền vào chỗ trống

sửa

Là một câu hỏi hay một câu phát biểu có chừa trống, thí sinh tự điền vào từ và cụm từ phù hợp. Độ may rủi: không có

So sánh phương pháp trắc nghiệm với phương pháp luận đề

sửa
  • Một câu hỏi luận đề đòi hỏi thí sinh phải tự suy nghĩ ra câu trả lời rồi diễn đạt bằng ngôn ngữ riêng của bản thân, câu hỏi trắc nghiệm buộc thí sinh phải chọn duy nhất một câu đúng nhất.
  • Một bài luận đề có rất ít câu hỏi nhưng thí sinh phải diễn đạt bằng lời lẽ dài dòng, còn một bài trắc nghiệm có rất nhiều câu hỏi nhưng chỉ đòi hỏi trả lời ngắn gọn nhất.
  • Làm bài luận đề cần nhiều thời gian để suy nghĩ và diễn đạt, còn khi làm trắc nghiệm thời gian đó cần để đọc và suy nghĩ.
  • Chất lượng bài luận đề phụ thuộc vào kỹ năng người chấm bài, còn chất lượng bài trắc nghiệm phụ thuộc vào kỹ năng người ra đề.
  • Một đề bài luận đề tương đối dễ soạn nhưng khó chấm điểm, còn trắc nghiệm thì khó soạn nhưng dễ chấm điểm.
  • Với bài luận đề, thí sinh tự do bộc lộ suy nghĩ cá nhân, người chấm tự do cho điểm theo xu hướng riêng; bài trắc nghiệm chỉ chứng tỏ kiến thức thông qua tỉ lệ câu trả lời đúng, người ra đề tự bộc lộ kiến thức thông qua việc đặt câu hỏi.
  • Một bài trắc nghiệm cho phép và đôi khi khuyến khích sự "phỏng đoán" đáp án, nhưng một bài luận đề cho phép sử dụng ngôn từ hoa mỹ, khó có bằng chứng để "lừa phỉnh" đáp án.

Tham khảo

sửa