Trắc[2][3] hay còn gọi cẩm lai nam bộ (danh pháp khoa học: Dalbergia cochinchinensis) là loài thực vật thuộc họ Đậu được Pierre mô tả khoa học lần đầu tiên năm 1898.[3] Trong danh pháp hai phần thì tính từ -cochinchinensis là chỉ xuất xứ Nam Kỳ của xứ Đông Dương thuộc Pháp cũ.

cây trắc
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Rosids
Bộ (ordo)Fabales
Họ (familia)Fabaceae
Phân họ (subfamilia)Faboideae
Tông (tribus)Dalbergieae
Chi (genus)Dalbergia
Loài (species)D. cochinchinensis
Danh pháp hai phần
Dalbergia cochinchinensis
Pierre

Hình thái

sửa

Cây gỗ lớn, cao 25 mét, đường kính có thể tới 1m, gốc thường có bạnh vè. Vỏ nhẵn, màu xám nâu, nhiều , vết đẽo dày màu vàng nhạt sau đỏ nâu. Cành nhiều, cành non mảnh nhẵn, lốm đốm nốt sần. kép lông chim 1 lần mọc cách, dài 15–20 cm. Cuống lá dài 10–17 cm mang 7-9 lá chét. Lá chét hình trái xoan đầu nhọn dần, có mũi lồi ngắn. Hoa tự hình chùm hoặc xim viên chùy ở nách lá, các lá bắc sớm rụng. Hoa lưỡng tính, không đều; đài hợp gốc, đỉnh xẻ 5 thùy, tràng hoa màu trắng. Nhị có cong thức 9+1. Quả đậu mỏng, dài 5–6 cm, rộng 1 cm, mang 1-2 hạt màu nâu, hạt nổi gồ ở quả.

Sinh thái

sửa

Cây trắc phát triển tương đối chậm. Lúc nhỏ thì chịu bóng, lớn lên ưa sáng. Cây mọc rải rác trong rừng, thường xanh hoặc nửa rụng lá. Cây trắc mọc ở những nơi có độ cao tuyệt đối không quá 500m.[2] Vào mùa khô, trắc rụng lá nhưng dễ nảy chồi mới.

Phân bổ

sửa

Loài cây này được tìm thấy tại Campuchia, Lào, Thái Lan, và Việt Nam.[3]

Ở Việt Nam, cây mọc rải rác ở Quảng Nam (Hiên, Giằng, Phước Sơn), Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế trở vào Nam, nhiều nhất ở Kon Tum (Đắc Tô, Sa Thầy).[3]

Sử dụng

sửa

Có giá trị trong nghiên cứu bảo tồn gen. Lấy gỗ.

Xem thêm

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ Barstow, M.; Boshier, D.; Bountithiponh, C.; Changtragoon, S.; Gaisberger, H.; Hartvig, I.; Hung, H.; Jalonen, R.; Kanchanarak, T.; Mackay, J.; Ping, H.; Thammavong, B.; Theilade, I.; Tran, T.; Win, P.; Zheng, Y. (2022). “Siamese Rosewood”. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2022. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2022.
  2. ^ a b Trang 287, Thực vật rừng - Giáo trình Đại học Lâm nghiệp Việt Nam; Lê Mộng Chân - Lê Thị Huyên; Nhà xuất bản Nông nghiệp - 2000.
  3. ^ a b c d Trang 193, Sách đỏ Việt Nam - Phần II: Thực vật; Nguyễn Tiến Bân cùng hội đồng biên soạn; Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ - 2007.

Tham khảo

sửa