Trận Thị Nại năm 1801 là trận thủy chiến dữ dội nhất, trận thư hùng quyết định trong cuộc Chiến tranh Nguyễn-Tây Sơn (1787-1802). Tại đây thủy quân Gia Định do chúa Nguyễn Ánh trực tiếp chỉ huy đã đánh tan hạm đội Tây Sơn do Tư đồ Vũ Văn Dũng dẫn đầu. Trận đánh được sử sách nhà Nguyễn coi là "Võ công đệ nhất" trong thời trung hưng của nhà Nguyễn.[3]

Thủy chiến Thị Nại
Một phần của Chiến tranh Tây Sơn–Chúa Nguyễn (1787-1802)
Thời gian27 tháng 2 năm 1801
Địa điểm
Kết quả Chúa Nguyễn chiến thắng
Tham chiến
Quân đội chúa Nguyễn Quân Tây Sơn
Chỉ huy và lãnh đạo
Nguyễn Ánh
Lê Văn Duyệt
Võ Di Nguy
Nguyễn Văn Trương
Nguyễn Văn Thành
Tống Phước Lương
Sĩ quan người Pháp:
Jean-Baptiste Chaigneau
Philippe Vannier
Godefroy de Forçanz
Võ Văn Dũng
Vũ Văn Thành
Nguyễn Văn Trà
Nguyễn Hoạch
Phạm Văn Định
Nguyễn Văn Ngũ
Lực lượng
Tài liệu 1:
- 12.000 quân
~ 300 chiến thuyền lớn nhỏ
Tài liệu 2:[1]
~ 8.000 quân
- 26 thuyền (loại 200 lính và 1 đại bác)
- 65 thuyền (loại 80 lính và 1 đại bác)
- 50.000 quân ~ 30 thuyền lớn (loại Định Quốc) ~ 700 thuyền cỡ nhỏ
Thương vong và tổn thất
- 4.000 quân Tài liệu 1:
- 20.000 quân
- 700 tàu thuyền các loại
- 600 đại bác lớn nhỏ
Tài liệu 2:
- 40.000 quân[2]

Nơi giao tranh

sửa
 
Vị trí tỉnh Bình Định trên bản đồ Việt Nam.

Trận thủy chiến này xảy ra nơi đầm Thị Nại. Đầm này có tên chữ là Hải Hạc Đàm,[4] đó là cách gọi tắt của một địa danh Chăm Pa, nguyên gốc tiếng PhạnSri Vinaya đã được phiên âm qua tiếng Hán thành Thị-lị-bì-nại, người Hoa gọi cảng này là Tân Châu (新州). Đây là một đầm nước mặn nằm phía Đông Bắc thuộc địa phận thành phố Quy Nhơn, huyện Tuy Phước, huyện Phù Cát tỉnh Bình Định, có diện tích khoảng 5.000 ha, chạy dài hơn 10 cây số, bề rộng khoảng 4 cây số.

Thị Nại là đầm lớn nhất của Bình Định. Các nhánh của sông Kôn, sông Hà Thanh đều chảy về đây. Sa bồi tụ dần theo năm tháng khiến cho đầm mỗi ngày một đầy thêm. Khi nước triều lên thì mặt đầm nước mênh mông, vào những hôm trời gió, sóng dập dờn như mặt biển. Những lúc triều xuống, nước rút cạn để trơ lòng đầm, sình lầy lai láng... Nước đầm thông với biển bằng một cửa hẹp có tên là cửa Giã (trong tiếng Việt cổ, giã là biển), mà sau này người ta quen gọi là cửa Thị Nại. Và trước khi xảy ra trận "thủy chiến dữ dội" này, thủy quân của chúa Nguyễn Phúc Ánh đã kéo đến giao tranh với quân Tây Sơn tại Thị Nại vào những năm: Nhâm Tý (1792), Quý Sửu (1793) và Kỷ Mùi (1799), nhưng cả ba trận đánh đều có quy mô nhỏ hơn và không mang tính quyết định.

Chuẩn bị

sửa

Năm Canh Thân (1800), các thủ lĩnh Tây Sơn lẫn chúa Nguyễn đều tăng cường binh lực. Lược kể theo sách Việt sử tân biên:[5]

Khi ấy, thành Bình Định bị quân Tây Sơn uy hiếp rõ rệt, Võ Tánh, tướng chúa Nguyễn, chỉ còn biết cố thủ. Ngoài cửa Thị Nại, phía Tây Sơn cho bố phòng cẩn thận. Bên chúa Nguyễn, để Hoàng tử Cảnh ở lại giữ Sài Côn, chúa Nguyễn Phúc Ánh cùng Thế tử Hy[6] ráo riết chuẩn bị chiến dịch Bắc tiến. Cùng theo dự trận còn có ba sĩ quan người Pháp là Vannier (tên Việt là Nguyễn Văn Chấn) điều khiển tàu Phượng phi (Le Phénix), Chaigneau (Nguyễn Văn Thắng) điều khiển tàu Long phi (Le Dragon) và De Forsans (Lê Văn Lăng) điều khiển tàu Bằng phi (L’Aigle).

Theo giáo sĩ Le Labousse, bộ binh của chúa Nguyễn có tới tám ngàn người thiện chiến, thủy quân thì vượt hẳn thủy quân của các nước Âu Châu đang đồn trú tại Ấn Độ lúc bấy giờ. Ngoài 4 chiến hạm,[7] chúa còn có 40 chiếc làm theo kiểu bản xứ trong số đó có 5 chiếc mang được 46 khẩu đại bác mỗi chiếc, 18 chiếc khác mang được từ 20 đến 26 khẩu. Các chiến thuyền chèo bằng tay có tới 100 chiếc lớn và 200 chiếc nhỏ để chiến đấu trên các mặt sông. Tháng tư (âm lịch), chúa Nguyễn ra tới Nha Trang (24 tháng 5 - 24 tháng 6). Thế tử Hy ở lại Diên Khánh, còn chúa thì cho tướng sĩ đi đánh chiếm Phú Yên, rồi sai lập nhiều kho lương ở đây.

Theo sử của C. B. Maybon thì khi ấy một lực lượng quân Lào khá quan trọng xâm nhập vào Nghệ An, dưới sự chỉ huy của tướng Nguyễn Văn Thụy và Lưu Phúc Tường đi đánh úp quân Tây Sơn. Lực lượng này được sự hưởng ứng của những người dân ở hai tỉnh Thanh HóaHưng Hóa khiến quân Tây Sơn ở các vùng biên giới bị cầm chân. Ngoài ra, chúa Nguyễn lại còn được Cao Miên viện trợ cho 20 cặp voi trận, giao cho Nguyễn Văn Thành sử dụng. Miền Nam bấy giờ được mùa, Đông cung Cảnh sau vụ gặt cứ 10 xuất đinh tuyển lấy 3 để sung vào quân ngũ được thêm khoảng 10.000 người, đóng thêm 50 chiến thuyền nữa.

Mặc dầu quân Nguyễn đã được chuẩn bị kỹ càng và đông đảo như vậy, nhưng vẫn không giải vây cho thành Bình Định được. Quân thế của Võ Tánh ở đây mỗi ngày mỗi nguy. Viện quân bằng bộ binh, thủy quân mấy phen tấn công vào Thị Nại đều vô hiệu.

Sử gia Trần Trọng Kim kể:

Nguyễn Vương được tin quân Tây Sơn ra vây thành Bình Định, liền cử đại binh ra cứu viện, sai Nguyễn Văn Thành đem Lê Chất, Nguyễn Đình Đắc, Trương Tiến Bảo, chia ra làm ba đạo ra đánh lấy đồn Hội An ở Phú Yên, rồi kéo ra đánh ở Thị Dã (thuộc Bình Định). Nguyễn Vương đem thủy binh ra đến Quy Nhơn đóng thuyền ở ngoài cửa Thị Nại. Bấy giờ quân bộ của Nguyễn Văn Thành và quân thủy của Nguyễn Vương không thông được với nhau, cho nên sự cứu viện không có công hiệu gì cả.[8]

Trích thêm thư của sĩ quan Chaigneau gửi cho Barisy:

Trước đây chưa trông thấy địch (Tây Sơn), tôi có ý khinh thường, nhưng bây giờ mới biết là mình lầm. Thật vậy, quân của Tây Sơn đã là một phòng tuyến không sao vượt được. Bây giờ thời tiết lại xấu, binh sĩ bịnh tật nhiều. Lính Gia ĐịnhCao Miên phải trả về nguyên quán, những quân tướng về hàng trước đây trở lại với chủ cũ, tình thế thật nguy vô cùng... Không giải tỏa nổi thành Bình Định, tình trạng này kéo dài luôn một năm khiến chúa Nguyễn vô cùng bực tức.[9]

Diễn biến

sửa

Sách Đại Nam Thực lục của triều Nguyễn viết:

Sử gia Phạm Văn Sơn kể:

Nhà nghiên cứu Huỳnh Minh cho biết:

Sử gia Tạ Chí Đại Trường mô tả:

Thiệt hại

sửa

Theo sử gia Phạm Văn Sơn: Đến 4 giờ sáng hôm sau, tức ngày 16 tháng giêng, các chiến hạm của Phú Xuân đều ra tro, thuyền lớn thuyền nhỏ đến quá trưa mới tắt lửa. Tính ra quân Nguyễn chết mất 4.000, trong số đó có tướng Võ Di Nguy, ba anh em Thư Ngọc Hầu... Quân Tây Sơn thiệt hại rất lớn. Theo sử nhà Nguyễn thì Tây Sơn mất tới 20 ngàn lính và hầu hết cả hải đội hùng mạnh: thuyền buồm các loại bị mất 1.800 chiếc, 600 khẩu đại bác đủ cỡ và nhiều quân nhu, vũ khí, vàng bạc của binh tướng Tây Sơn rơi xuống đáy biển hết.[14]

Sau trận thủy chiến

sửa
 
Súng thần công của quân Tây Sơn được tìm thấy tại căn cứ thủy binh Tây Sơn ở cảng Thị Nại (Quy Nhơn), hiện được trưng bày trong Bảo tàng Tây Sơn (Bình Định).

Quét xong thủy quân Tây Sơn ở Thị Nại, nhưng lúc này thành Bình Định mỗi ngày mỗi kiệt quệ. Chúa Nguyễn ra lệnh cho Võ TánhNgô Tùng Châu bí mật trốn ra khỏi thành, nhưng Võ Tánh biên thư từ chối: Tinh binh của Tây Sơn ở Quy Nhơn cả, nên lợi dụng lúc này đánh Phú Xuân thì lợi hơn...[15]

Chúa Nguyễn liền cử Nguyễn Văn Thành ở lại chiến đấu với Trần Quang DiệuVõ Văn Dũng, và đặt một phần quân lực giữ cửa Thị Nại. Ngày 5 tháng 6 năm 1801, chúa Nguyễn dẫn tàu thuyền ra khỏi Thị Nại, hợp quân với Nguyễn Văn Trương tiến ra đánh Phú Xuân...[9]

Trận Thị Nại 1801, là trận thủy chiến lớn nhất nơi đầm Thị Nại. Từ đấy quân nhà Nguyễn giữ vững vùng biển chiến lược này. Thời Pháp thuộc, Trường Xuyên có bài thơ hoài cổ rằng:

Thị Nại xưa kia vũng chiến trường,
Nổi chìm thế sự mấy triều vương...
Non mây nghi ngút nơi binh dữ,
Biển ráng chưa tan bọt máu hường.
Nhạn lãnh sóng vờn gương đế bá
Phương Mai rừng đắp vết tang thương.
Bùi ngùi ngắm cảnh quay trông lại
Lớp lớp xe ai rộn phố phường![16]

Chú thích

sửa
  1. ^ “Cuộc chiến 25 năm giữa Nguyễn Ánh và Tây Sơn (1777 đến 1802)”. nghiencuulichsu.com. Truy cập 21 tháng 8 năm 2018.
  2. ^ Les français au service de Gia Long, Leur Correspondance (BAVH, 1926, IV, pp 375-379).
  3. ^ a b Huỳnh Minh, Gia Định xưa. Nhà xuất bản Văn Hóa Thông tin, 2006, tr. 148.
  4. ^ Ghi theo Địa chí Bình Định (bản điện tử) [1] Lưu trữ 2013-02-13 tại Wayback Machine. Sách Đại Nam dư địa chi ước biên (do Cao Xuân Dục làm chủ biên, bản dịch, tr. 129) ghi là đầm Hạc Hải.
  5. ^ Việt sử tân biên, Quyển 4, chương 6: cuộc thất bại cuối cùng của Tây Sơn.
  6. ^ Theo Nguyễn Khắc Thuần, Thế tử Hy tức Nguyễn Phúc Hy, em ruột Hoàng tử Cảnh (tr. 9).
  7. ^ Sử gia Phạm Văn Sơn không ghi số liệu lính thủy và cũng không cho biết tên chiến hạm thứ tư.
  8. ^ Việt Nam sử lược (Quyển 2), Trung tâm học liệu xuất bản, Sài Gòn, 1971, tr. 160.
  9. ^ a b c Phạm Văn Sơn, Việt sử tân biên (quyển 4), Sài Gòn, 1961, tr. 221-225.
  10. ^ Đại Nam Thực lục, Tập 1, trang 440.
  11. ^ Theo Huỳnh Minh, Ngô Giáp Đậu (Hoàng Việt hưng long chí, Nhà xuất bản Văn học, 1993, hồi thứ 21) thì viên tướng chỉ huy đạo bộ binh này là Nguyễn Văn Thành, vì lúc đó Lê Văn Duyệt cùng Nguyễn Văn Trương đang chỉ huy lực lượng thủy quân.
  12. ^ Ngô Giáp Đậu kể chi tiết: "Trần Công Hiến ban đêm dẫn quân vượt bến đò Tiêu Ky, bắt sống được Đô ty của Tây Sơn là Nguyễn Văn Độ, tra lấy được mật khẩu. Thế Tổ (Nguyễn Ánh) cho 18 chiếc thuyền thoi, giả thuyền Tây Sơn đi tuần tiễu, áp sát đội hình thuyền giặc mà đánh" (sách đã dẫn, tr. 264).
  13. ^ Tạ Chí Đại Trường (1973), Lịch sử Nội Chiến Việt Nam 1771- 1802, Sài Gòn: Nhà xuất bản Văn Sử Học, tr. 328-330.
  14. ^ Ở đoạn này, sử gia Phạm Văn Sơn kèm theo lời bình: "Con số này do sử Pháp chép theo sử ta. Sử nhà Nguyễn thường hay tự đề cao bản triều, nên chỉ có thể tin rằng quân Nguyễn thắng mà thôi".
  15. ^ Theo trang website báo Bình Định: "Võ Tánh tuy gần cạn đạn dược cùng lương thực song vẫn cố thủ và sai nữ tướng tâm phúc là Nguyễn Thị Hào mang mật thư gặp Nguyễn Phúc Ánh, khuyên nên bỏ thành Bình Định mà đánh chiếm lấy Phú Xuân, vì lực lượng chủ lực của Tây Sơn đã dồn hết vào Bình Định, nên Phú Xuân lực lượng rất yếu." Xem [2].
  16. ^ Theo Quách Tấn, Nước non Bình Định.

Liên kết ngoài

sửa