Trận Mons là một phần của Trận Biên giới Bắc Pháp[11], đồng thời là cuộc giao tranh đầu tiên giữa Quân đội AnhĐế quốc Đức trên Mặt trận phía Tây trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, diễn ra vào ngày 23 tháng 8 năm 1914[3][12]. Là trận đánh đầu tiên của Lực lượng Viễn chinh Anh sau khi đặt chân lên đất Pháp,[11] trận chiến kết thúc với chiến thắng của Quân đội Đức[6], buộc quân Anh dưới sự chỉ huy của Tướng John French phải triệt thoái về Le Cateau sau khi hai bên tàn sát lẫn nhau trong một cuộc chiến đấu quyết liệt.[2][12][13][14] Theo một số tài liệu của Anh, thiệt hại của quân Đức lớn hơn hẳn thiệt hại của quân Anh trong trận chiến này, nhưng các nhà sử học có thiện cảm với Đức cho rằng phía Đức chỉ mất khoảng 2.000 người so với 1.600 thương vong của Anh.[7][10][11]

Trận chiến Mons
Một phần của Mặt trận phía Tây trong Chiến tranh thế giới thứ nhất

Đại đội "A" của Tiểu đoàn số 4, Trung đoàn Lính bắn súng hỏa mai Hoàng gia, nghỉ ngơi ở quảng trường thị trấn tại Mons trước khi vào trận tuyến trước trận Mons. Trung đoàn Anh nêu trên đã tham gia trong một số cuộc giao tranh khốc liệt nhất trong trận đánh.
Thời gian23 tháng 8 năm 1914
Địa điểm
Kết quả Quân đội Đức giành chiến thắng[1], Quân đội Anh triệt thoái về Le Cateau.[2]
Tham chiến
 Liên hiệp Anh  Đế quốc Đức
Chỉ huy và lãnh đạo
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Ngài John French[3]
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Ngài Horace Smith-Dorrien[4]
Đế quốc Đức Alexander von Kluck [3]
Lực lượng
70.000–75.000 quân và 300 hỏa pháo [3][5] Tập đoàn quân số 1 của Đức:[6]
150.000[7] – 160.000 quân và 600 hỏa pháo [3]
Thương vong và tổn thất
1.638–1.642 quân tử trận, bị thương và mất tích [8][9][10] Không được tính toán chính thức (một số tài liệu cho là 3.000–10.000 quân thương vong, các nhà sử học khác cho là 2.000 quân tử trận và bị thương) [7]<[10][11]

Trong khi Quân đội Đức bất ngờ tấn công nước Bỉ, Lực lượng Viễn chinh Anh dưới quyền French phải đối đầu với Tập đoàn quân số 1 của Đức dưới quyền tướng Alexander von Kluck xung quanh thành phố Mons, ở hướng Tây Namur (Bỉ). Tuy lực lượng này có quân số áp đảo quân đội Anh, gần một nửa binh lực của họ không được đưa vào chiến trận.[4][12] Vào ngày 23 tháng 8 năm 1914, Kluck tiến hành cuộc tấn công đại quy mô vào các cứ điểm của Quân đoàn II thuộc Lực lượng Viễn chinh Anh[15], sau một cuộc pháo kích dữ dội.[5] Quân đội của ông cố gắng tiến hành một vận động bước ngoặt qua Bỉ theo kế hoạch Schlieffen.[16] Theo tác giả Hoa Kỳ là Spencer Tucker, trận chiến này đã thể hiện quân Anh là những người lính chuyên nghiệp chứ không phải là quân được tuyển mộ ngắn hạn: súng trường của họ có sức mạnh vượt trội các quân đội khác. Hiệu quả của súng trường của quân Anh đã khiến cho người Đức báo cáo rằng họ được trang bị rất nhiều súng máy. Ngoài ra, quân Anh còn có khả năng lập hào chiến đấu hơn các quân đội ở châu Âu lục địa khi ấy. Với sự hỗ trợ đắc lực của Pháo binh, lực lượng Bộ binh Anh đã cầm cự trong suốt cả ngày. Đến tối, giao tranh chấm dứt, quân Anh thoái lui về một cứ điểm đã được chọn sẵn ở phía Nam kênh Mons-Condé.[5] Tuy nhiên, Zuber cho biết, trên thực tế người Đức chưa hề so sánh súng trường Anh với súng máy mà họ chỉ so sánh súng trường Anh với súng trường của Bỉ và Pháp mà họ cho là cùi nhầy. Đồng thời, lực lượng Pháo binh Anh hiếm khi hỗ trợ được cho Bộ binh và một mình súng trường thường không thể chặn nổi quân Đức.[8] Zuber cũng chỉ trích quan điểm cho rằng quân Bộ binh Đức dàn trận theo các đội hình khối.[17]

Thiệt hại nặng nề[18] của người Anh lại chỉ là cái giá cho việc trì hoãn quân đội của tướng Kluck trong vòng một ngày[16]. Theo nhiều tư liệu, ưu thế áp đảo về quân số của Đức đã đẩy lùi quân Anh sau khi chịu tổn thất nặng nề, nhưng Zuber cho rằng thắng lợi này là do sự huấn luyện và học thuyết chiến thuật ưu việt của người Đức, đồng thời, với khả năng chiến đấu của mình, họ đã gắn chặt vận động với hỏa lực.[8][19] Trong khi người Đức sẽ dễ dàng bù đắp tổn thất của họ vốn bao gồm là lính tuyển mộ, tổn thất của người Anh là những người lính chính quy khó thể thay thế.[11] Cuối ngày, Tổng hành dinh Quân đội Anh đã nhận thấy tình hình bất lợi.[20] Trong ngày hôm đó, quân Pháp dưới quyền tướng Charles Lanzerac đã rút lui sau trận Charleroi[21], khiến cho sườn của quân Anh bị sơ hở[5]. Trước uy thế của quân Đức[22], quân Anh không còn lựa chọn nào khác và phải thoái lui trong hỗn loạn.[5][13] Sau thắng lợi tại Mons, Kluck đã tiến hành truy kích gắt gao và đánh thắng quân Anh trong trận Le Cateau.[15][23] Sức chiến đấu của quân Anh trong trận đánh, và do truyền thống của người Anh biến thất bại thành một thắng lợi về tinh thần, trận đánh đầu tiên của Lực lượng Viễn chinh Anh đã trở thành một huyền thoại.[24] Sau trận chiến, có những câu chuyện kể về "các thiên thần tại Mons"đã yểm trợ cho Quân đội Anh triệt thoái.[5][18] Và, số lượng quân tình nguyện Anh đã tăng vọt sau thất bại tại Mons.[25]

Chú thích

sửa
  1. ^ John Mosier, The Myth of the Great War: A New Military History, trang 75
  2. ^ a b Lawrence Sondhaus, World War One: The Global Revolution, trang 71
  3. ^ a b c d e The Battle of Mons, 1914
  4. ^ a b David F. F. Burg, L. Edward Edward Purcell, Almanac of World War I
  5. ^ a b c d e f Spencer Tucker, World War I: A - D., Tập 1, trang 813
  6. ^ a b John Mosier, The Myth of the Great War: A New Military History, trang 75
  7. ^ a b c George Henry Coward, "Coward's War": The Diaries of Private George H. Coward, Somerset Light Infantry and Royal Engineers: an "Old Contemptible's" View of the Great War, trang 76
  8. ^ a b c Terence Zuber, The Mons Myth: A Reassessment of the Battle
  9. ^ Fred R. Van Hartesveldt, The Battles Of The British Expeditionary Forces, 1914-1915: Historiography And Annotated Bibliography, trang 7
  10. ^ a b c Peter Hart, The Great War: 1914-1918
  11. ^ a b c d e The Battle of Mons, ngày 23 tháng 8 năm 1914
  12. ^ a b c Tony Jaques, Dictionary of Battles and Sieges: F-O, trang 676
  13. ^ a b J. Morrow Jr., The Great War: An Imperial History, trang 41
  14. ^ Geoffrey Parker (biên tập), The Cambridge History of Warfare, trang 282
  15. ^ a b William R. Griffiths, The Great War, trang 29
  16. ^ a b David Eggenberger, An Encyclopedia of Battles: Accounts of Over 1,560 Battles from 1479 B.C. to the Present, trang T-60.
  17. ^ “The Mons Myth: A Reassessment of the Battle”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2012.
  18. ^ a b Jeremy Black, The Great War and the Making of the Modern World, các trang 39, 54.
  19. ^ The Mons Myth
  20. ^ Fred R. Van Hartesveldt, 'The Battles Of The British Expeditionary Forces, 1914-1915: Historiography And Annotated Bibliography, trang 7
  21. ^ Tony Jaques, Dictionary of Battles and Sieges: A-E, trang 228
  22. ^ Don Farr, Mons 1914-1918: The Beginning and the End
  23. ^ John Horne (biên tập), A Companion to World War I, trang 52
  24. ^ Leo Van Bergen, Before My Helpless Sight: Suffering, Dying and Military Medicine on the Western Front, 1914-1918, trang 55
  25. ^ Lawrence Sondhaus, World War One: The Global Revolution, trang 179