Trận La Rothière là một trận đánh diễn ra vào ngày 1 tháng 2 năm 1814 trong cuộc Chiến tranh Liên minh thứ sáu[1]. Trận chiến này là cuộc tấn công dữ dội của quân Liên minh thứ sáu dưới sự chỉ huy của tướng PhổGebhard von Blücher nhằm vào các cứ điểm của quân Pháp dưới quyền Hoàng đế Napoléon Bonaparte xung quanh thị trấn La Rothière (Pháp). Phe Đồng minh có quân số áp đảo nhưng băng tuyết đã khiến cho quân Pháp cầm cự được trong phần lớn ngày.[3][7] Giao tranh xảy ra ác liệt dưới thời tiết khắc nghiệt và các binh sĩ hai bên đều được xem là đã chiến đấu dũng cảm và La Rothière cũng ba lần đổi chủ.[5][6] Cuối cùng, quân Nga giữ được La Rothière, các cuộc phản kích của quân Pháp đã bị đập tan.[8] Sau 12 tiếng đồng hồ giao chiến,[9] trận đánh kết thúc với thắng lợi chiến thuật của liên quân,[1] đồng thời là thất bại đầu tiên của Napoléon và quân đội ông trên đất Pháp.[8][10] Thảm bại này đã hạ thấp trầm trọng sĩ khí quân Pháp[11] và gây cho cư dân địa phương thoái chí.[12]

Trận La Rothière
Một phần của cuộc Chiến tranh Liên minh thứ sáu
Thời gian1 tháng 2 năm 1814
Địa điểm
Kết quả Thắng lợi chiến thuật của Liên minh thứ sáu.[1]
Tham chiến
Pháp Đế chế Pháp Vương quốc Phổ Vương quốc Phổ
Nga Đế quốc Nga
Đế quốc Áo (1804–1867) Đế quốc Áo
Vương quốc Bayern Bayern
Vương quốc WürttembergWürttemberg
Chỉ huy và lãnh đạo
Pháp Napoléon Bonaparte Vương quốc Phổ Gebhard von Blücher
Nga M. Barclay de Tolly
Đế quốc Áo (1804–1867) Ignaz Gyulai
Vương quốc Bayern Karl Philipp von Wrede
Lực lượng
40.000[2]–45.000 quân [3] 53.000[2]–110.000 quân [4]
Thương vong và tổn thất
6.000 quân tử trận và bị thương (2 tướng tử trận), 3.000 quân bị bắt[5], 70 đại bác bị thu giữ [6] 6.000 quân tử trận và bị thương (4 tướng tử trận) [5]

Thái độ kiên quyết cũng như cách sử dụng địa thế tài tình của Blücher được xem là đã mang lại chiến thắng cho ông và ông được Nga hoàng Aleksandr khen ngợi vì chiến công của mình.[8][13] Ngoài ra, trận La Rothière cũng được xem là một chiến tích tiếp tục thể hiện thiên tài quân sự và tầm nhìn xa trông rộng của Tham mưu trưởng Joseph Radetzky von Radetz của Áo. Ông được Nga hoàng, vua Friedrich Wilhelm III của PhổVương quốc Bayern tặng thưởng.[5] Thêm nữa, sự hiện diện của Nga hoàng và vua Phổ cũng được xem là đã gia tăng khí phách cho trận chiến. Và, Tổng tư lệnh quân Liên minh là Thống chế Schwarzenberg cũng được ca ngợi vì sự dàn xếp đúng đắn của ông cho trận chiến này. Pháo binh Pháp không thể kéo pháo giữa băng giá và vài chục khẩu pháo của họ bị liên quân thu giữ, không những thế vài ngàn quân Pháp cũng bị bắt làm tù binh. Cả hai bên đều có 6.000 quân tử trận và bị thương, nhưng quân của Napoléon bị tàn tạ và phải triệt thoái trong hỗn loạn trong khi quân Đồng minh dễ dàng bù đắp cho thiệt hại của mình.[5][6][7][14] Được chiến thắng La Rothière cổ vũ, quân đội của Blücher sau đó bắt đầu kéo tới Paris, góp phần đẩy Napoléon vào tình hình nguy kịch.[4][15][16]

Chú thích

sửa
  1. ^ a b c Robert A. Doughty, Warfare in the Western World: Military operations from 1600 to 1871, trang 282
  2. ^ a b David Eggenberger, An Encyclopedia of Battles: Accounts of Over 1,560 Battles from 1479 B.C. to the Present, trang 231
  3. ^ a b Gregory Fremont-Barnes, The encyclopedia of the French revolutionary and Napoleonic Wars: a political, social, and military history, Tập 1, trang 541
  4. ^ a b Spencer C. Tucker, A Global Chronology of Conflict: From the Ancient World to the Modern Middle East, trang 1111
  5. ^ a b c d e Alan Sked, Radetzky: Imperial Victor and Military Genius,. trang 59
  6. ^ a b c Ralph Ashby, Napoleon Against Great Odds: The Emperor and the Defenders of France, 1814, các trang 93-94.
  7. ^ a b Charles Grant, Foot Grenadiers, trang 31
  8. ^ a b c Roger Parkinson, The Hussar General, trang 181
  9. ^ George Lillie Craik, Charles MacFarlane, The Pictorial History of England During the Reign of George the Third: 1802-1820 , trang 614
  10. ^ Ronald Pawly, Patrice Courcelle, Mounted Grenadiers of the Imperial Guard, trang 40
  11. ^ Todd Fisher, Gregory Fremont-Barnes, Bernard Cornwell, The Napoleonic Wars: The Rise And Fall Of An Empire, trang 291
  12. ^ Steven Englund, Napoleon: A Political Life, trang 407
  13. ^ Andrew Uffindell, The Eagle's Last Triumph: Napoleon's Victory at Ligny, June 1815, trang 30
  14. ^ C. Joyneville, Life and Times of Alexander I, Emperor of All the Russias Part Three, trang 9
  15. ^ Paul W. Schroeder, The Transformation of European Politics, 1763-1848, trang 496
  16. ^ Hannsjoachim Wolfgang Koch, A history of Prussia, trang 202

Liên kết ngoài

sửa