Trần Vinh Hiển

Chủ tịch tỉnh Mỹ Tho

Trần Văn Hiển (1900-1945), tên thường gọi là Trần Vinh Hiển, là nhà cách mạng Việt Nam, nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân lâm thời tỉnh Mỹ Tho.

Trần Văn Hiển
Chức vụ
Nhiệm kỳ25 tháng 8, 1945 – 24 tháng 10, 1945
Tiền nhiệmPhan Văn Khỏe
Kế nhiệmNguyễn Văn Tiếp
Vị trí Việt Nam
Thông tin cá nhân
Sinh1900
Tân Thuận Bình, Chợ Gạo, Tiền Giang.
Mất24 tháng 10, 1945
Mỹ Tho, Tiền Giang
Dân tộcViệt
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Việt Nam
Đảng khácĐảng Cộng sản Pháp
ChaTrần Văn Hoài

Cuộc đời

sửa

Trần Văn Hiển sinh năm 1900 ở ấp Tân Phú Long, làng Tân Thuận Bình, tổng Hòa Hảo, tỉnh Mỹ Tho (nay là xã Tân Thuận Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang), quê gốc ở làng Bình Ninh (nay là xã Bình Ninh cùng huyện).[1] Cha ông là Hương trưởng Hoài, một nhân sĩ từng tham gia nhiều phong trào đấu tranh yêu nước, về sau gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương.[2]

Năm 1925, Trần Văn Hiển sang Pháp du học, tham gia vào các phong trào đấu tranh của người Việt ở Pháp cùng với Nguyễn Văn Tạo, Võ Phấn, Nguyễn Văn Trân,...[3] Năm 1926, ông gia nhập Đảng Cộng sản Pháp.[1]

Ông về nước năm 1935, mở nhà hàng Dạ Thanh để làm cơ sở hoạt động đồng thời tạo ngân quỹ cho Đảng.[3] Cũng có quan điểm cho rằng ông về nước năm 1929 và trực tiếp tham gia thành lập chi bộ đảng đầu tiên của quận Chợ Gạo (1931).[1] Năm 1940, ông tham gia khởi nghĩa Nam Kỳ ở quận Chợ Gạo, chiếm được một vài xã. Khởi nghĩa thất bại, chính quyền thực dân tiến hành khủng bố, nhiều người trong đó có Hương trưởng Hoài bị bắt, ông rút về hoạt động bí mật ở Mỹ Tho và Sài Gòn.[3][1]

Tháng 5 năm 1943, tại hội nghị thành lập Xứ ủy lâm thời Nam Kỳ tổ chức tại nhà Hương trưởng Hoài, ông được bầu làm Ủy viên Xứ ủy Nam Kỳ.[2][3]

Tổng khởi nghĩa tháng Tám thành công. Ngày 24 tháng 8, Trần Văn Hiển được Tỉnh ủy Mỹ Tho tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân cách mạng tỉnh.[1] Ngày 25 tháng 8, Ủy ban nhân dân lâm thời tỉnh Mỹ Tho ra mắt người dân.[4] Ngày 24 tháng 10, ông tử trận khi quân Pháp tấn công trụ sở Ủy ban tỉnh.[1][3]

Vinh danh

sửa

Tên của ông được đặt cho một con đường ở thành phố Mỹ Tho.[5]

Tham khảo

sửa
  • Trần Hoàng Diệu; Nguyễn Quang Ân (2005). Địa chí Tiền Giang, Tập I. Tiền Giang: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Tiền Giang.
  • Trần Hoàng Diệu; Nguyễn Quang Ân (2007). Địa chí Tiền Giang, Tập II. Tiền Giang: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Tiền Giang.

Chú thích

sửa
  1. ^ a b c d e f g h Song Lan (12 tháng 10 năm 2021). “Về một gia đình chiến sĩ cộng sản kiên cường, bất khuất”. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Tiền Giang. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2023.
  2. ^ a b Đình Thương (30 tháng 4 năm 2020). “Có hai ông Trần Văn Hoài trong lịch sử chống Pháp miền Tây Nam Bộ”. Báo Pháp luật Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2023.
  3. ^ a b c d e Linh Thủy (25 tháng 11 năm 2021). “Trần Văn Hoài - Trần Văn Hiển: 2 cha con - 2 nhà cách mạng nổi tiếng ở Chợ Gạo”. Báo Ấp Bắc. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2023.
  4. ^ Lê Văn Tý (12 tháng 8 năm 2022). “Bài học Cách mạng tháng Tám-1945 ở tỉnh Mỹ Tho, tỉnh Gò Công”. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Tiền Giang. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2023.
  5. ^ Dương Phạm (22 tháng 11 năm 2016). “Đề xuất đặt tên đường tại TP. Mỹ Tho”. Báo Ấp Bắc. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2023.