Trần Thị Lý

Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân

Trần Thị Lý (30 tháng 12 năm 1933 – 20 tháng 11 năm 1992), tên khai sinh là Trần Thị Nhâm, là một nhà hoạt động cách mạng, nữ chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt NamQuân Giải phóng miền Nam Việt Nam, tham gia trong chiến tranh Đông Dươngchiến tranh Việt Nam, là nữ tù chính trị dưới các nhà tù PhápMỹ và là Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân Việt Nam. Về phía chính quyền Việt Nam, bà được xem là một "nữ chiến sĩ cách mạng dũng cảm, vì đã từng chịu nhiều cực hình, tra tấn dã man từ chính quyền Ngô Đình Diệm trong các nhà tù của Pháp mà vẫn không khai báo và khuất phục."


Trần Thị Lý
Trần Thị Lý ký tặng vào bức tranh vẽ mình khi trên giường bệnh
SinhTrần Thị Nhâm
(1933-12-30)30 tháng 12, 1933
Điện Bàn, Quảng Nam, Liên bang Đông Dương
Mất20 tháng 11, 1992(1992-11-20) (58 tuổi)
Đà Nẵng, Việt Nam
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệpHoạt động cách mạng
Đảng phái chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
Phối ngẫuNguyễn Viết Tuấn
Danh hiệuAnh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (1992)

Cuộc đời

sửa

Trần Thị Lý, tên khai sinh là Trần Thị Nhâm, bí danh Bích Ngọc, sinh ngày 30 tháng 12 năm 1933 tại xã Điện Quang, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, là cháu gái của nhà cách mạng Trần Cao Vân.[1] Từ năm 1945–1950, bà được tổ chức giao nhiệm vụ phụ trách phong trào thiếu nhi của xã Chương Dương (nay thuộc xã Điện Quang, Điện Bàn), cán bộ phụ nữ cứu quốc huyện Điện Bàn. Ngày 30 tháng 4 năm 1950, bà được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam.

Giai đoạn 1951–1956, bà tham gia đường dây cán bộ nằm vùng và đã từng 2 lần bị bắt nhưng đều được tha vì không đủ chứng cứ.[2] Năm 1957, bà bị bắt lần thứ 3 trong một chiến dịch truy nã Việt Minh do Ngô Đình Diệm tổ chức. Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã tra tấn bà một cách ác liệt với những hình thức như điện giật, dùi đâm, đổ nước xà phòng, dùng dao cắt vú, dùng lửa nung bộ phận sinh dục.[3][4] Tháng 9 năm 1958, khi bà kiệt sức và chết lâm sàng, các nhân viên tham gia tra tấn đã mang bà ra vứt ngoài nhà lao.[5] Bà được cơ sở gần đó đã phát hiện ra bà còn thoi thóp và đưa về, bắt liên lạc, ra sức chạy chữa và chuyển bà ra miền Bắc bằng cách đưa bà từ Điện Bàn tới Hưng Lợi, đi bằng ghe đến biên giới Campuchia, dừng ở Phnom Penh dưỡng sức, rồi đi máy bay đến Hà Nội, chữa trị tại Bệnh viện Việt – Xô. Ngày 25 tháng 10 năm 1958, Đài tiếng nói Việt Nam tại Hà Nội đã phát đi bài về Trần Thị Lý làm chấn động dư luận trong và ngoài nước.[6] Tối ngày 14 tháng 11 năm 1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh, các cán bộ lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, các cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc và người thuộc các tổ chức chính trị, xã hội của Liên Xô, Ba Lan, Mông Cổ, Hungary, Pháp đều đến thăm bà; 39 đoàn khách quốc tế tiếp tục đăng kí vào thăm.[7][8] Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa biết bà còn sống nên tổ chức truy nã gắt gao nhằm thủ tiêu cho bằng được, nhưng thất bại. Đến ngày 21 tháng 11 năm 1958, 5 bộ đội Liên khu 5 viết kiến nghị và được 2000 đại biểu ký gửi đến Ủy ban Quốc tế phản đối sự dã man của chính quyền Sài Gòn đối với Trần Thị Lý. Bà hồi phục sức khỏe ở hậu phương miền Bắc và sống hợp pháp với tên Trần Thị Lý.[9]

Tôi đã từng chứng kiến tội ác của bọn thực dân đối với nhân dân thuộc địa song tôi vô cùng ngạc nhiên khi thấy người Việt Nam nỡ đối xử với người Việt Nam tàn tệ như thế. Với chính sách đàn áp dã man này, chính quyền Ngô Đình Diệm đã tỏ ra rất thối nát. Ủy ban Quốc tế tại Việt Nam cần lưu ý ngay đến vấn đề này, đó là nhiệm vụ của họ!

Chủ tịch hội hữu nghị Việt – Anh[7]

Trong thời gian dưỡng bệnh ở Hà Nội, Trần Thị Lý có tình cảm với một thương binh đồng hương tên Nguyễn Viết Tuấn, là một kỹ sư vô tuyến, hai ông bà có một đám cưới đơn giản vào tháng 3 năm 1978.[4][10] Do di chứng trong quá khứ bị tra tấn, bà mất khả năng sinh nở nên hai người nhận một con gái nuôi. Năm 1979, Trần Thị Lý từ Hà Nội về sống tại Đà Nẵng, trong điều kiện sức khỏe được phục hồi một phần. Gia cảnh gia đình bà thời gian đó khó khăn, nhiều năm liền sống trong căn nhà cấp 4. Ngày 12 tháng 2 năm 1992, bà được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.[11][12] Bà qua đời vào ngày 20 tháng 11 năm 1992 tại Bệnh viện C, Đà Nẵng, hưởng dương 58 tuổi.[4][13]

 
Cầu Trần Thị Lý trên sông Hàn

Vinh danh

sửa

Hình ảnh của Trần Thị Lý là nguồn cảm hứng cho thơ ca, nhạc họa, phim ảnh. Bài thơ Người con gái Việt Nam của nhà thơ Tố Hữu ra đời vào tháng 12 năm 1958 sau khi nhà thơ đến thăm bà tại bệnh viện. Bài thơ sau đó được dịch ra nhiều thứ tiếng, gây xúc động cho người đọc và là tâm điểm chú ý của dư luận quốc tế.[6][4]

Tên bà được đặt cho một cây cầu bắc qua sông Hàn ở Đà Nẵng. Tuy nhiên qua thời gian cầu xuống cấp và bị dỡ bỏ. Một cây cầu dây văng hiện đại đã được xây dựng để thay thế cây cầu cũ, mang tên Cầu Trần Thị Lý, hiện là một trong những cây cầu biểu tượng của thành phố Đà Nẵng.

Chú thích

sửa
  1. ^ Lê Thanh Lâm (9 tháng 4 năm 2015). “Chị Trần Thị Lý Người phụ nữ Trung kiên bất khuất”. Cổng thông tin điện tử Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Quảng Nam. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2024.
  2. ^ UBND Điện Bàn (14 tháng 9 năm 2009). “TRẦN THỊ LÝ - NGƯỜI PHỤ NỮ ANH HÙNG”. Cổng thông tin điện tử Thị xã Điện Bàn. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2024.
  3. ^ Hồng Minh (5 tháng 3 năm 2023). “Tôn vinh phụ nữ Khu V anh hùng”. Pháp luật Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2024.
  4. ^ a b c d An An (10 tháng 2 năm 2024). “Hai nữ Anh hùng LLVTND cùng tên: Người 3 lần được gặp Bác Hồ, người là nguyên mẫu trong bài thơ nổi tiếng của Tố Hữu”. Tech. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2024.
  5. ^ Phương Thảo (21 tháng 7 năm 2014). “Chân dung Trần Thị Lý - nữ anh hùng thời đại Hồ Chí Minh”. Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2024.
  6. ^ a b Luận Luận (16 tháng 6 năm 2019). “Trần Thị Lý - Nữ anh hùng thời đại Hồ Chí Minh”. Kinh tế và Môi trường. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2024.
  7. ^ a b “Nữ anh hùng Trần Thị Lý – "Người con gái Việt Nam". THIENVT. 26 tháng 1 năm 2021. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2024.
  8. ^ Lưu Hoàng Giang (16 tháng 1 năm 2009). “Chị Trần Thị Lý được giải thoát như thế nào?”. Công an Thành phố Đà Nẵng. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2024.
  9. ^ Hiền Chi Mai (22 tháng 8 năm 2006). “Những điều chưa biết về nữ anh hùng Trần Thị Lý”. Báo Dân Trí. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2024.
  10. ^ Đào Ngọc Chung, Phạm Thúy Hậu (17 tháng 4 năm 2022). “Người bạn đời của Trần Thị Lý”. Văn hóa và Phát triển. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2024.
  11. ^ “Văn kiện Quốc hội toàn tập: Danh mục các nghị quyết của Hội đồng Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng: Phong tặng huân chương, tuyên dương anh hùng”. Quốc hội Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2024.
  12. ^ Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam. “Đề án đặt tên, điều chỉnh giới hạn một số đường tại Thành phố Hội An, thị trấn Nam Phước (huyện Duy Xuyên), thị trấn Hà Lam (huyện Thăng Bình) và thị trấn Prao (huyện Đông Giang), tỉnh Quảng Nam” (PDF). Đại biểu nhân dân tỉnh Quảng Nam. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 30 tháng 11 năm 2024. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2024.
  13. ^ “Hai nữ Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân mang tên Trần Thị Lý”. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam. 7 tháng 3 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2024.