Trần Huy Quang (9 tháng 1 năm 1943 – 15 tháng 12 năm 2022) là một cựu quân nhân, phóng viên, biên tập viên, nhà văn Việt Nam. Ông là một trong những nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam trong giai đoạn đổi mới[1][2].

Trần Huy Quang
1
Trần Huy Quang (1943–2022)
Nghề nghiệpBiên tập viên, nhà văn
Ngôn ngữTiếng Việt
Quốc tịchViệt Nam
Dân tộcKinh
Giáo dụcĐại học
Giai đoạn sáng tácĐổi Mới
Thể loạiTiểu thuyết, truyện, ký

Nguồn gốc, giáo dục và sự nghiệp

sửa

Trần Huy Quang quê ở làng Kẻ Mơ, xã Quỳnh Minh, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Ông tốt nghiệp khoa sử trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Sau đó, ông là bộ đội pháo binh, phụ trách thanh niên xung phong rồi dạy văn hóa trong quân đội. Sau giải ngũ, ông là phóng viên báo Độc Lập, rồi về làm biên tập viên báo Văn Nghệ, nghỉ hưu năm 2008.[3][4][5]

Trần Huy Quang là một trong những nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam giai đoạn đổi mới. Các tác phẩm đã xuất bản: Chiếc áo màu lửa (tập truyện ngắn 1970); Sự trắc trở đã qua (truyện ngắn 1984); Ngày mai (tiểu thuyết 1985); Ngọn khói (tiểu thuyết 1986); Người làm chứng (tập truyện ký 1988); Nước mắt đỏ (tiểu thuyết 1989); Mối tình hoang dã (tiểu thuyết 1990); Chị dâu (tiểu thuyết 1994); Khúc hoàn lương (tiểu thuyết 1995); Những cô gái Đồng Lộc (tiểu thuyết 1998); Những chân trời xa thẳm (tiểu thuyết 2008).[6][7]

Tiểu thuyết Nước mắt đỏ (1988) của Trần Huy Quang được coi là một trong những tác phẩm đóng vai trò dấu mốc mở đầu cho tiểu thuyết phi sử thi.[8]

Một số tác phẩm đã được trao giải thưởng văn học và báo chí của Tạp chí Văn nghệ Quân đội, báo Văn Nghệ, Đài Tiếng nói Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam.[9][10] Một trong số đó là giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam với tiểu thuyết Những cô gái Đồng Lộc (1998); Giải nhì bút ký tạp chí Nhà văn 2008, bài Người lái thuyền trên hồ Vực Mấu.[11]

Ông cũng là một nhà báo phóng sự nổi tiếng với bút ký Câu chuyện về "Ông vua lốp" đoạt giải nhất cuộc thi báo Văn Nghệ và Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức năm 1986.[12][13]

Tác phẩm gây tranh cãi

sửa

Vào năm 1992, báo Văn nghệ đã đăng truyện ngắn "Linh nghiệm" của Trần Huy Quang. Sự kiện sau đó đã mang lại một số rắc rối cho tác giả.[14]

Qua đời

sửa

Trần Huy Quang đã qua đời 17 giờ 42 phút ngày 15 tháng 12 năm 2022 vì bệnh ung thư, thọ 80 tuổi. Tang lễ của ông đã được Hội nhà văn Việt Nam tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc Gia, số 5 đường Trần Thánh Tông, Hà Nội.[15]

Tham khảo

sửa