Trần Hạo Cơ (sinh năm 1975) là một nhà văn trinh thám, tội phạm nổi tiếng sinh ra ở Hồng Kông, hiện đang sinh sống và làm việc tại Đài Loan. Các sáng tác của anh được viết bằng tiếng Trung và một số tác phẩm đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới

Trần Hạo Cơ
Sinh1975 (49–50 tuổi)
Hồng Kông
Quốc tịchTrung Quốc
Trường lớpĐại học Trung văn Hồng Kông
Nghề nghiệpNhà văn trinh thám, nhà văn tội phạm
Năm hoạt động2008 - nay
Tác phẩm nổi bật13-67, Người trong lưới
Tên tiếng Trung
Phồn thể陳浩基
Giản thể陈浩基

Tiểu sử

sửa

Trần Hạo Cơ sinh ra và lớn lên tại Hồng Kông.[1] Anh theo học ngành khoa học máy tính tại Đại học Trung văn Hồng Kông. Vì vậy mà bên cạnh việc viết lách, Trần Hạo Cơ còn là một kĩ sư phần mềm và tham gia thiết kế trò chơi điện tử. Ngoài ra, anh cũng là chủ bút của một vài tạp chí truyện tranh.[2][3]

Năm 2008, Trần Hạo Cơ ra mắt truyện ngắn đầu tay Jack và hạt đậu thần. Tác phẩm lọt vào danh sách đề cử cho Giải thưởng truyện kỳ bý Đài Loan. Năm 2009, anh giành Giải thưởng truyện kỳ bý Đài Loan cho truyện ngắn Căn phòng bí mật của Lão Râu Xanh.[4][5]

Năm 2011, tại lễ trao giải thưởng Truyện kỳ bí Soji Shimada (giải thưởng do Soji Shimada sáng lập nhằm tôn vinh những tác giả trinh thám cổ điển Trung Quốc),[6] Trần Hạo Cơ đã chiến thắng với tiểu thuyết Hình cảnh mất trí.[4] Tác phẩm này sau đó đã được Riccardo Moratto chuyển ngữ sang tiếng Ý[7] và được phát hành tại một số quốc gia khác ngoài Trung Quốc đại lục và Đài Loan như Thái Lan và Nhật Bản.[8]

"Đối với tôi, yếu tố lôi cuốn nhất mà một cuốn tiểu thuyết trinh thám mang lại là khả năng đánh lừa và gây sốc cho người đọc ở phần cuối câu chuyện. Một cú twist sẽ thay đổi cách mà bạn nhìn nhận mọi thứ [xảy ra trước đó]."

—Trần Hạo Cơ[3]

Năm 2014, Trần Hạo Cơ xuất bản tiểu thuyết 13·67, lấy bối cảnh 6 vụ án xảy ra tại Hồng Kông trong giai đoạn từ năm 1967 đến năm 2013, xoay quanh nhân vật chính là điều tra viên Quan Chấn Đạc.[9] Tiểu thuyết đã đoạt giải tại Triển lãm Sách Quốc tế Đài Bắc 2015 và một số giải thưởng khác,[10] trước khi được tác giả người Singapore Jeremy Tiang dịch sang tiếng Anh năm 2017. Tác phẩm cũng được dịch ra nhiều thứ tiếng khác trên thế giới. Tại Nhật Bản, tác phẩm đoạt giải Booklog cho tiểu thuyết nước ngoài xuất sắc[11] và giải Honyaku cho tác phẩm chuyển ngữ xuất sắc.[12] Nó cũng được đề cử cho giải Tác phẩm trinh thám chuyển ngữ xuất sắc nhất thập niên 2010-2019.[13] Các đánh giá về tác phẩm cho rằng bên cạnh nội dung trinh thám kỳ bí, nó còn mang đến cho người đọc một cái nhìn sâu sắc hiếm hoi về xã hội Hồng Kông.[14][15][16]

Năm 2017, Trần Hạo Cơ ra mắt tiểu thuyết thứ hai mang tên Người trong lưới, xoay quanh vấn đề tin tặc và quấy rối tình dục. Jeremy Tiang tiếp tục là người dịch tác phẩm sang tiếng Anh. Tác phẩm cũng được dịch ra nhiều thứ tiếng,[17] bao gồm tiếng Việt. Các nhà phê bình đánh giá cao sự phức tạp trong cốt truyện cùng các chi tiết về cuộc sống ở Hồng Kông.[18][19][20]

Sách đã xuất bản

sửa

Sách đã xuất bản sang tiếng Việt

  • 13·67, NXB Hà Nội, 2019 (phát hành lần đầu tại Trung Quốc năm 2014)
  • Người Trong Lưới, NXB Hồng Đức, 2020 (phát hành lần đầu tại Trung Quốc năm 2017)
  • Hình cảnh mất trí, NXB Hồng Đức, 2022
  • Người Bóng Bay, NXB Hồng Đức, Nhã Nam phát hành, 2022

Chú thích

sửa
  1. ^ Kate Whitehead (7 tháng 4 năm 2018). “Five books a Hong Kong crime writer couldn't live without: Chan Ho-kei's must-reads for a desert island”. South China Morning Post. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2021.
  2. ^ J. Madison Davis (Summer 2020). “econd Sister by Chan Ho-Kei”. World Literature Today. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2021.
  3. ^ a b Ho, Edmund (4 tháng 10 năm 2017). “Award-winning HK author Chan Ho-kei on the value of a good plot twist in mysteries”. Young Post. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2023.
  4. ^ a b “HO-KEI CHAN”. The Hong Kong International Literary Festival. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2021.
  5. ^ “September 2020: Chan Ho-Kei 陳浩基 and the Bai Meigui Translation Competition”. The Leeds Centre for New Chinese Writing. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2021.
  6. ^ “Godfather of Japanese detective stories inspired by Sherlock”. Shanghai Daily. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2021.
  7. ^ Stefano Locati (4 tháng 7 năm 2012). “Chan Ho Kei, DUPLICE DELITTO A HONG KONG (2011)”. Asia Express. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2021.
  8. ^ “Chan Ho-Kei”. Books from Taiwan. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2021.
  9. ^ J. Madison Davis (tháng 5 năm 2017). “The Borrowed by Chan Ho-Kei”. World Literature Today. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2021.
  10. ^ “Chan Ho Kei”. the script road. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2021.
  11. ^ “海外小説部門大賞”. Booklog (bằng tiếng Japanese). Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2021.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  12. ^ “翻訳ミステリー読者賞”. livedoor blog (bằng tiếng Japanese). Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2021.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  13. ^ “2010年代海外本格ミステリ ベスト作品選考座談会” [Best Translated Honkaku Mystery of 2010s]. Giallo (bằng tiếng Japanese). Tokyo, Japan: Kobunsha. 23 tháng 7 năm 2021.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  14. ^ Melanie Ho (25 tháng 3 năm 2017). "The Borrowed" by Chan Ho-Kei”. Asian Review of Books. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2021.
  15. ^ Margaret Cannon (24 tháng 3 năm 2017). “Book reviews”. The Globe and Mail. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2021.
  16. ^ Susan Blumberg-Kason (28 tháng 12 năm 2016). “Hong Kong Noir”. Blog Los Angeles review of books. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2021.
  17. ^ J. Madison Davis (Summer 2020). “Second Sister by Chan Ho-Kei”. World Literature Today. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2021.
  18. ^ David Gordon (20 tháng 3 năm 2020). “A Coke-Snorting Oligarch, a Gangrenous Finger and Other Noir Delights”. New York Times. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2021.
  19. ^ Susan Blumberg-Kason (6 tháng 2 năm 2020). "Second Sister" by Chan Ho-Kei”. Asian Review of Books. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2021.
  20. ^ “Second Sister by Chan Ho-Kei, translated by Jeremy Tiang”. Smithsonian APA. 24 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2021.