Trần Đình Nam (1896 - 1974) là bác sĩ y khoa, chính khách Việt Nam. Ông từng giữ chức Bộ trưởng Bộ Nội vụ trong Nội các Trần Trọng Kim (1945).

Trần Đình Nam
Chức vụ
Nhiệm kỳ8 tháng 9 năm 1964 – 20 tháng 12 năm 1964
103 ngày
Chủ tịchPhan Khắc Sửu
Vị trí Việt Nam Cộng hòa
Niên trưởng Giám sát viện
Vị trí, Việt Nam Cộng hòa
Bộ trưởng Nội vụ Đế quốc Việt Nam
Nhiệm kỳ17 tháng 4 năm 1945 – 23 tháng 8 năm 1945
128 ngày
Thủ tướngTrần Trọng Kim
Tiền nhiệmkhông có (thành lập)
Kế nhiệmkhông có (sụp đổ)
Vị tríBản mẫu:Country data Đế quốc Việt Nam
Vị trí Liên bang Đông Dương
Thông tin cá nhân
Quốc tịchViệt Nam
Sinh1896
Quảng Nam, Trung Kỳ
Mất1974
Đà Nẵng, Việt Nam Cộng hòa
Nghề nghiệpBác sĩ y khoa, chính khách
Dân tộcKinh
ChaTrần Đình Phong
Họ hàngTrần Đình Doãn (anh)
Trần Đình Duyên (anh)
Trần Đình Quản (anh)
Trần Đình Diệm (anh)
Trần Đình Phiên (anh)
Trần Đình Quán (anh)
Trần Đình Chín (em trai)
Học vấnCử nhân
Alma materTrường Y sĩ Đông Dương, Hà Nội
Quê quánMã Thành, Yên Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An [1]

Cuộc đời và sự nghiệp

sửa

Ông sinh năm Ất Mùi (1896) tại tỉnh Quảng Nam trong một gia đình khoa bảng truyền thống. Nguyên quán ông ở huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Cha ông là Đốc học Quảng Ngãi Trần Đình Phong, hiệu là Mã Sơn, là một danh sĩ có tiếng đương thời.

Thời thơ ấu, ông học ở Quảng Nam, Huế, rồi tốt nghiệp Trường y sĩ Đông DươngHà Nội.

Sau khi ra trường, ông làm việc cho các bệnh viện tại Phan Thiết, Huế và tham gia các phong trào yêu nước ở miền Trung. Ông đã giữ chức Thị trưởng Thành phố Đà Nẵng trong thời gian ngắn những năm 40.

Sau khi Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương ngày 9 tháng 3 năm 1945, ông được mời chính phủ Trần Trọng Kim và giữ chức Bộ trưởng Nội vụ một thời gian ngắn cho đến khi Cách mạng tháng 8 nổ ra.

Khi Kháng chiến chống Pháp bùng nổ, ông tham gia lực lượng kháng chiến và làm bác sĩ tại Bệnh viện dân y tỉnh Quảng Nam.

Sau Hiệp định Genève 1954, ông ở lại miền Nam và sống cuộc đời trong sạch ở Đà Nẵng. Ông giữ chức Niên trưởng Giám sát viện khi cơ quan này được thành lập trong thời Đệ Nhị Cộng hòa.

Năm 1964, ông được mời tham gia Thượng Hội đồng Quốc gia. Tuy nhiên, chỉ sau 3 tháng, Thượng hội đồng bị giải tán, ông trở về đời sống dân sự. Trong cuộc bầu cử năm 1967, ông đã từ chối đề nghị tham gia liên danh với ông Trần Văn Hương ứng cử vào chức vụ Phó Tổng thống.

Ông qua đời năm 1974 tại Đà Nẵng, thọ 78 tuổi.

Tác phẩm

sửa

Ngoài công việc là một bác sĩ, Trần Đình Nam là tác giả một số sách về y học. Ông cũng cộng tác với nhà sách Quan Hải tùng thư của Đào Duy Anh tại Huế viết sách khoa học tự nhiên và xã hội. Các tác phẩm:

  • Việt Nam văn hoá sử cương (1938)
  • Khổng giáo phê bình tiểu luận (1943)

Chú thích

sửa

Liên kết ngoài

sửa