Trại Polei Kleng (còn gọi là Trại Lê Vanh, Căn cứ hỏa lực Bass, Bãi đáp Bass hoặc Trại Biệt kích Polei Kleng) là căn cứ cũ của Quân đội MỹQuân lực Việt Nam Cộng hòa (QLVNCH) ở phía tây bắc Kon Tum tại Cao nguyên Trung phần, Việt Nam Cộng hòa.

Trại Polei Kleng
Kon Tum, Tây Nguyên ở Việt Nam Cộng hòa
Trực thăng của các Đại đội Trực thăng Tấn công 170189 đang chờ đón quân lính tại Polei Kleng, ngày 4 tháng 10 năm 1969.
Tọa độ14°23′49″B 107°48′14″Đ / 14,397°B 107,804°Đ / 14.397; 107.804 (Trại Polei Kleng)
LoạiCăn cứ lục quân
Thông tin địa điểm
Người điều khiểnQuân lực Việt Nam Cộng hòa (QLVNCH)
Lục quân Hoa Kỳ (Quân đội Mỹ)
Lịch sử địa điểm
Xây dựng1966
Sử dụng1966–1972
Trận đánh/chiến tranh
Chiến tranh Việt Nam
Trận Kontum
Thông tin đơn vị đồn trú
Chủ sở hữuLiên đoàn 5 Biệt kích
Tiểu đoàn 62 Biệt động quân Biên phòng
Thông tin sân bay
Định danhIATA: không có, ICAO: không có
Độ cao570 mét (1.870 ft) AMSL
Các đường băng
Hướng Chiều dài và bề mặt
3.500 mét (11.483 ft) PSP

Lịch sử

sửa

Căn cứ này được Biệt đội A-241, Liên đoàn 5 Biệt kích thành lập vào tháng 6 năm 1966, cách Kontum khoảng 16 km về phía tây.[1][2]

Trong tháng 3–tháng 4 năm 1969, căn cứ này được sử dụng làm hậu cứ dành cho cuộc hành quân Wayne Grey, một chiến dịch chống lại Trung đoàn 24 và 66 của Quân đội Nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) tại Thung lũng Plei Trap.[3]

Căn cứ được chuyển giao cho Tiểu đoàn 62 Biệt động quân Biên phòng của QLVNCH vào tháng 8 năm 1970.

Tháng 5 năm 1972 trong Trận Kontum sau khi tràn ngập các căn cứ của QLVNCH tại Tân Cảnh, Đắk Tô và các căn cứ hỏa lực dọc theo dãy núi Rocket Ridge, QĐNDVN đã chuyển sự chú ý của họ sang căn cứ này và Trại Bến Hét, là nơi chặn đứng các mũi tiến công nhằm vào Kontum. Căn cứ này đã phải hứng chịu hỏa lực pháo binh kể từ ngày 24 tháng 4, nhưng từ giữa trưa ngày 6 tháng 5, khối lượng hỏa lực tăng lên đáng kể với hơn 500 quả đạn phá hủy một cách có hệ thống các boongke của căn cứ và Trung đoàn 64 QĐNDVN bèn tung một đợt tấn công bằng bộ binh hòng xâm nhập vào vành đai căn cứ. Vào lúc 19:00, hai cố vấn Mỹ tại căn cứ này được di tản bằng trực thăng.[2]:154–6 Cuộc tấn công này liền bị đẩy lùi và QLVNCH tiếp tục giữ vững trong 3 ngày nữa vào lúc đó, hỏa lực hùng hậu của không quân Mỹ, bao gồm cả trực thăng chiến đấu và 16 cuộc không kích của Boeing B-52 Stratofortress, tập trung vào lực lượng QĐNDVN đang tấn công. Đêm ngày 7 tháng 5, QĐNDVN lại cố đánh thêm một lần nữa nhưng lần này họ bị đẩy lui và tổn thất tới 300 người.[2]:156 Sáng ngày 9 tháng 5, QLVNCH đã từ bỏ khu căn cứ này trước cuộc tấn công bằng xe tăng và bộ binh QĐNDVN, chỉ có 97 người lính QLVNCH cùng gia đình họ là đến được nơi an toàn ở Kontum.[4]

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, căn cứ này được cải tạo thành khu nhà ở và đất nông nghiệp, sân bay vẫn có thể nhìn thấy trên hình ảnh vệ tinh. Đường băng trước đây hiện đã được đưa vào một con phố.

Tham khảo

sửa
  1. ^ Kelley, Michael (2002). Where we were in Vietnam. Hellgate Press. tr. 419. ISBN 978-1555716257.
  2. ^ a b c McKenna, Thomas (2011). Kontum: The Battle to Save South Vietnam. University Press of Kentucky. tr. 154. ISBN 9780813134017.
  3. ^ Carey, Ronald (2004). The War Above the Trees. Trafford Publishing. tr. 351. ISBN 9781412035033.
  4. ^ “U.S. Military Assistance Command, Vietnam, Command History 1972, Volume 2 Annex K. Kontum” (PDF). Military Assistance Command, Vietnam. 15 tháng 7 năm 1973. tr. K-14. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2021.