Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên

Trường đại học công lập ở Thái Nguyên

Trường Đại học Y Dược là trường đại học thành viên của Đại học Thái Nguyên và là một trong bảy trường y khoa đầu ngành tại miền Bắc Việt Nam. Có sứ mạng đào tạo bác sĩ, dược sĩ có trình độ đại học, sau đại học, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ y dược, hỗ trợ phát triển hệ thống y tế nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân các dân tộc miền núi phía Bắc Việt Nam. Được xếp vào nhóm trường đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam, trực thuộc hệ thống Đại học Thái Nguyên.

Đại học Thái Nguyên
Trường Đại học Y Dược
TNU University of Medicine and Pharmacy
Địa chỉ
Số 284, Đường Lương Ngọc Quyến
, , ,
Việt Nam
Thông tin
Tên khácPhân hiệu Đại học Y khoa Miền núi (1968)
Trường Đại học Y Bắc Thái (1975)
Trường Đại học Y khoa (1994)
LoạiTrường Đại học công lập
Thành lập1968; 57 năm trước (1968)
Hiệu trưởngPGS.TS Nguyễn Tiến Dũng
Websitehttp://www.tump.edu.vn
Thông tin khác
Thành viên củaĐại học Thái Nguyên
Tổ chức và quản lý
Phó hiệu trưởngPGS.TS.Trịnh Xuân Tráng PGS.TS.Nguyễn Công Hoàng - Giám đốc Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên, kiêm nhiệm.
Tượng đài Hải thượng Lãn Ông
Tượng đài Hải thượng Lãn Ông

Lịch sử hình thành

sửa

Trên cơ sở Trường Y sĩ Việt Bắc thành lập những năm 1950, Phân hiệu Đại học Y khoa Miền núi trực thuộc Trường Đại học Y Hà Nội được thành lập năm 1968[1]. Đến năm 1975 thì tách ra thành Trường Đại học Y Bắc Thái[2] và hoạt động theo mô hình Viện - Trường thống nhất qua việc thống nhất Đảng bộ Trường Đại học Y Bắc Thái và Bệnh viện Đa khoa Thái Nguyên (tiền thân của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên ngày nay) thành Đảng bộ Bệnh viện và Trường Đại học Y Bắc Thái vào năm 1979. Khi Đại học Thái Nguyên được thành lập năm 1994 và trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học Y Bắc Thái trở thành trường thành viên và đổi tên thành Trường Đại học Y khoa - Đại học Thái Nguyên, Bệnh viện Đa khoa Thái Nguyên trực thuộc Bộ Y tế rồi đổi tên thành Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên có chức năng khám chữa bệnh tuyến Trung ương và là Bệnh viện thực hành chính của trường theo Thông tư liên bộ số 06/TTLB-BYT-GD&ĐT. Từ tháng 9/2008, trường đổi tên thành Trường Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên và phát triển khoa Dược vào tháng 10 cùng năm trên cơ sở tổ chức 5 bộ môn Dược hiện hữu.[3]

Các đơn vị đào tạo trực thuộc

sửa

Khoa Khoa học cơ bản.

sửa

Ban Chủ nhiệm khoa:

  • Chủ nhiệm: Bà Nguyễn Thu Hiền.
  • Phó Chủ nhiệm: Nguyễn Thị Ánh Tuyết.

Đào tạo:

  • Khoa có nhiệm vụ quản lý đào tạo và giảng dạy các học phần thuộc khối khoa học cơ bản: Toán, Sinh học, Tin hoc, Tiếng Anh, Lý luận chính trị, Giáo dục thế chất, Hóa học, Vật lý- lý sinh y học cho các đối tượng: Bác sĩ ngành Y khoa, Bác sĩ Y học dự phòng, Bác sĩ Răng hàm mặt, Cử nhân Điều dưỡng, Cử nhân Xét nghiệm Y học, Dược học. Ngoài ra một số bộ môn: Lý luận chính trị, Toán Tin, Ngoại ngữ, Vật lý - lý sinh y học tham gia gỉang dạy cho các đối tượng sau đại học và các lớp đào tạo ngắn hạn.
  • Từ năm 2010  đến nay chương trình được đào tạo theo học chế tín chỉ, năm 2018 chuyên ngành Bác sĩ Y khoa được giảng dạy theo chương trình đổi mới là chương trình đào tạo dựa trên chuẩn đầu ra, chuẩn năng lực, phương pháp giảng dạy tích hợp và lồng ghép.

Bộ môn trực thuộc (07):

  • Hóa học.
  • Sinh học.
  • Vật lý - Lý sinh y học.
  • Lý luận chính trị.
  • Giáo dục thể chất.
  • Ngoại ngữ.
  • Toán - Tin.

Khoa Y học cơ sở.

sửa

Ban Chủ nhiệm khoa:

  • Chủ nhiệm: TS. Nguyễn Thị Ngọc Hà.
  • Phó Chủ nhiệm: PGS. TS. Nguyễn Thị Hoa, TS. Hoàng Thị Soan.

Nhiệm vụ:

  • Quản lý cán bộ công chức và học sinh, sinh viên thuộc khoa theo đúng nội quy, quy định của nhà trường.
  • Xây dựng chương trình chi tiết môn học phù hợp cho từng đối tượng đào tạo. Biên soạn giáo trình giảng dạy lý thuyết, bảng kiểm thực hành và lượng giá sinh viên. Tổ chức tốt công tác giảng dạy đảm bảo thời lượng và chất lượng. Đánh giá kết quả học tập của học sinh, sinh viên khách quan, chính xác theo đúng quy chế, quản lý điểm theo đúng quy định của nhà trường.
  • Các Cán bộ trong Khoa phối hợp tốt công tác Đào tạo với công tác Nghiên cứu khoa học – Quan hệ quốc tế cũng như chăm sóc người bệnh.

Bộ môn trực thuộc (08):

  • Bộ môn Giải phẫu học.
  • Bộ môn Mô học - Thai học.
  • Bộ môn Sinh lý học.
  • Bộ môn Vi sinh.
  • Bộ môn Giải phẫu bệnh.
  • Bộ môn Sinh lý bệnh - Miễn dịch.
  • Bộ môn Ký sinh trùng.
  • Bộ môn Sinh hóa.

Khoa Điều dưỡng

sửa

Ban Chủ nhiệm khoa:

  • Chủ nhiệm: TS. Nông Phương Mai.
  • Phó chủ nhiệm: ThS. Phùng Văn Lợi.
  • Phó chủ nhiệm: TS. Ngô Xuân Long.

Bộ môn trực thuộc (07):

  • Bộ môn Điều dưỡng cơ bản.
  • Bộ môn Huấn luyện Kỹ năng y khoa.
  • Bộ môn Quản lý Điều dưỡng.
  • Bộ môn Điều dưỡng Tâm thần,
  • Bộ môn Điều dưỡng Bà mẹ và Trẻ em.
  • Bộ môn Điều dưỡng Cộng đồng.
  • Bộ môn Điều dưỡng Người trưởng thành.

Khoa Dược

sửa

Ban Chủ nhiệm khoa:

  • Chủ nhiệm: TS. Đồng Thị Hồng Yến.
  • Phó chủ nhiệm: DSCKII. Hoàng Thị Cúc.
  • Phó chủ nhiệm: ThS. Đoàn Thanh Hiếu.

Bộ môn trực thuộc (06):

  • Bộ môn Hóa dược.
  • Bộ môn Dược lâm sàng.
  • Bộ môn Dược lý.
  • Bộ môn Bào chế Công nghệ Dược.
  • Bộ môn Dược liệu.
  • Bộ môn Quản lý & Kinh tế Dược.

Khoa Y tế công cộng

sửa

Ban Chủ nhiệm khoa:

  • Chủ nhiệm: TS. Ngô Thị Tố Uyên.
  • Phó Chủ nhiệm: PGS. TS. Nguyễn Thị Quỳnh Hoa.

Bộ môn trực thuộc (05):

  • Bộ môn Dinh dưỡng - An toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Bộ môn SKMT - SKNN.
  • Bộ môn Y học cộng đồng.
  • Bộ môn Y xã hội học.
  • Bộ môn Dịch tễ học.

Khoa Răng - Hàm - Mặt

sửa

Ban Chủ nhiệm khoa:

  • Chủ nhiệm: PGS. TS. GVCC. Lê Thị Thu Hằng.
  • Phó chủ nhiệm: ThS. Nguyễn Nam Hà.

Bộ môn trực thuộc (04):

  • Bộ môn Nha khoa cơ sở.
  • Bộ môn Nha khoa phục hồi.
  • Bộ môn Nha khoa dự phòng và phát triển.
  • Bộ môn Bệnh lý và Phẫu thuật miệng hàm mặt.

Khoa Các chuyên khoa

sửa

Ban Chủ nhiệm khoa:

  • Chủ nhiệm khoa: PGS. TS. Trần Văn Tuấn.
  • Phó Chủ nhiệm khoa: TS. Đàm Thị Bảo Hoa.
  • Phó Chủ nhiệm khoa: Trần Thị Kim Phượng.

Chức năng:

  • Quản lý hành chính, quản lý đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và quản lý cơ sở vật chất trong Khoa.
  • Phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức quản lý toàn diện học sinh, sinh viên trong khoa

Bộ môn trực thuộc (13):

  • Bộ môn Da liễu.
  • Bộ môn Lao và Bệnh phổi.
  • Bộ môn Y học gia đình.
  • Bộ môn Tai Mũi Họng.
  • Bộ môn Mắt.
  • Bộ môn Chẩn đoán hình ảnh.
  • Bộ môn Phục hồi chức năng.
  • Bộ môn Truyền nhiễm.
  • Bộ môn Thần kinh.
  • Bộ môn Y học cổ truyền.
  • Bộ môn Tâm thần.
  • Bộ môn Ung thư.
  • Bộ môn Gây mê hồi sức.

Bộ môn Nội

sửa

Bộ môn Phụ sản

sửa

Bộ môn Ngoại

sửa

Bộ môn Nhi

sửa

Trung tâm (07)

sửa
  • Trung tâm Chẩn đoán trước sinh & Hỗ trợ sinh sản.
  • Trung tâm Hợp tác quốc tế về đào tạo và nghiên cứu.
  • Trung tâm Đào tạo và nghiên cứu thực địa.
  • Trung tâm Y học gia đình.
  • Trung tâm Xét nghiệm Y học và Ứng dụng kỹ thuật cao.
  • Trung tâm Giáo dục Y học.
  • Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ học sinh, sinh viên.

Bệnh viện thực hành

sửa
  1. Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên.
  2. Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên.

Lĩnh vực đào tạo

sửa

Trường đào tạo theo tín chỉ, với các bậc đào tạo: đại học, sau đại học, trung học, ngắn hạn.

Hiện nay trường đang đào tạo 07 mã ngành đại học:

• Bác sĩ Y khoa;

• Bác sĩ Y học dự phòng;

• Bác sĩ Răng hàm mặt;

• Dược sĩ;

• Cử nhân Điều dưỡng;

. Cử nhân Xét nghiệm Y học;

. Hộ sinh.

Quy mô đào tạo hiện nay đạt 5000 sinh viên với lưu lượng đạt 1000 sinh viên. Năm học 2008 - 2009, Trường sẽ đề nghị Bộ GD & ĐT cho phép đào tạo, cao đẳng y tế học đường và cao đẳng vệ sinh an toàn thực phẩm.

Do hệ thống y tế cơ sở khu vực miền núi đang rất thiếu cán bộ y tế có trình độ đại học, trong những năm gần đây, các địa phương đã đề nghị nhà trường đào tạo thêm hệ cử tuyển, theo địa chỉ dựa trên kết quả thi đại học đạt điểm sàn trở lên. Mỗi năm nhà trường đã tuyển sinh trên 100 học sinh là con em các dân tộc thiểu số đang sinh sống tại khu vực miền núi từ Hà Tĩnh trở ra - đây là loại hình đào tạo đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi cấp thiết của xã hội.

- Hiện nay, nhà trường đã được Bộ GD & ĐT cho phép đào tạo các mã ngành sau đại học: Nhà trường đang đào tạo Tiến sĩ Vệ sinh học xã hội và tổ chức y tế, Tiến sĩ Nội tiêu hóa và Tiến sĩ Nhi khoa, 4 mã ngành cao học (Nội, Ngoại, Nhi, Y học dự phòng), 8 mã ngành BSCK2 (Nội, Ngoại, Sản, Nhi, YTCC, Da liễu, Tai mũi họng, Gây mê hồi sức), 17 mã ngành BSCK1, 8 mã ngành Bác sĩ nội trú bệnh viện (Nội, Ngoại, Sản, Nhi, Chẩn đoán hình ảnh, Ung thư, Tai mũi họng và Hóa sinh y học). Năm 2008, nhà trường đã soạn thảo, chuyển đổi chương trình đào tạo từ BSCK1 sang thạc sĩ, BSCK2 sang tiến sĩ và ngược lại. Đây là loại hình đào tạo phù trình độ chuyên môn, tay nghề khó khăn hơn rất nhiều so với thành thị, miền xuôi. Trong 5 năm qua, trường đã đào tạo được 100 thạc sĩ, 502 BSCK1, hiện nay đang quản lý đào tạo 356 học viên sau đại học hợp với tuyến y tế cơ sở khu vực miền núi nơi có điều kiện kinh tế, xã hội còn thấp, việc học tập nâng cao.

Nhà trường đã khuyến khích các bộ môn tích cực biên soạn tài liệu, giáo trình giảng dạy. Trong 5 năm qua các nhà trường đã in được 103 giáo trình, 56.315 quyển với 14.539.020 trang bài giảng phục vụ sinh viên học tập. Cho đến nay trường đã in được hơn 30 đầu sách tại Nhà xuất bản Y học.

Nghiên cứu khoa học

sửa

Công tác nghiên cứu khoa học được gắn liền với mục tiêu đào tạo và phục vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân, cả hai cùng hỗ trợ và phát triển. Hàng năm trường triển khai từ 40 đến 50 đề tài cấp cơ sở, 10 đề tài cấp Bộ. Đề tài cấp cơ sở có ý nghĩa rất lớn đối với cán bộ trẻ và sinh viên làm quen với nghiên cứu khoa học. Số sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học ngày càng tăng. Các đề tài tập trung vào nghiên cứu các bệnh đặc thù của miền núi, nghiên cứu cây thuốc và chuyển giao công nghệ. Từ năm 2004 đến nay đã triển khai 48 đề tài cấp bộ, 214 đề tài cấp cơ sở, NCKH là cơ sở cho luận văn, khóa luận tốt nghiệp của nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên. Nhà trường đã chuyển giao công nghệ 6 đề tài có ý nghĩa thiết thực cho các Sở Y tế Bắc Kạn, Yên Bái, Thái Nguyên. Hàng năm Trường tham dự và đạt hàng chục giải thưởng về nghiên cứu khoa học các cấp.

Từ năm 2004 đến nay, Bộ GD & ĐT đã cấp hơn 5 tỷ đồng cho nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học.

Ban Giám hiệu

sửa

Hiệu trưởng:

sửa
  • PGS. TS. Nguyễn Tiến Dũng.

Phó Hiệu trưởng:

sửa
  • PGS.TS.Nguyễn Công Hoàng (Kiêm nhiệm) - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên.
  • TS Nguyễn Phương Sinh.
  • TS Nguyễn Kiều Giang.

Sinh viên

sửa

Phòng CTHSSV phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức các buổi hội thảo chuyên môn với nhiều hình thức sáng tạo, lôi cuốn hấp dẫn góp phần thúc đẩy phong trào học tập của sinh viên. Giáo viên chủ nhiệm luôn hướng dẫn, giúp đỡ các em trong học tập. Phong trào học ngoại ngữ, tin học ngày càng được đẩy mạnh, hàng năm đã có trên 80 sinh viên tham gia dự thi tài năng Ngoại ngữ và Tin học.

Từ năm 2005 đến 2008 đã có 184 sinh viên nhận học bổng VIFOTEC, ODon-Vallets, Watanabe-Kanda, Báo Tiền phong, Prudential, Kova, Vòng tay nhân ái v.v... Tổng giá trị học bổng là 125 triệu đồng.

Nhà trường đã thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với học sinh sinh viên, mỗi năm chi học bổng khuyến khích học tập 610 triệu đồng, học bổng chính sách và trợ cấp xã hội trên 700 triệu đồng. Luôn có sự phối hợp giữa nhà trường với các cấp chính quyền, cơ quan trên địa bàn để quản lý HSSV ngoại trú. Phòng CTHSSV đã tổ chức tốt công tác giáo dục an toàn giao thông, đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống ma tuý và các tệ nạn xã hội khác.

Quan hệ quốc tế

sửa

Chiến lược phát triển nhà trường đến 2015 đã xác định cần mở rộng mối quan hệ hợp tác quốc tế với các tổ chức phi chính phủ, các trường đại học của nước khu vực Đông Nam Á và trên thế giới. Mỗi năm nhà trường có khoảng 40 lượt cán bộ ra nước ngoài tham quan, học tập; có 35 - 40 khách quốc tế đến thăm và làm việc với nhà trường. Cho đến nay nhà trường đã ký kết hợp tác với các Đại học Y khoa Côn Minh (Trung Quốc), Burapha, Naresuan (Thái Lan), Zhusen (Đài Loan), Maastricht (Hà Lan)...Mối quan hệ đó đã góp phần làm tăng thêm vị thế của nhà trường trên trường quốc tế. Với sự giúp đỡ đặc biệt của AP, EU, Pathfinder International, SEAMEO, Helpage...mỗi năm nhà trường có hàng chục cán bộ được tham quan, học tập ở nước ngoài; bên cạnh đó các tổ chức này đã hỗ trợ cho nhà trường hàng trăm ngàn USD mua sắm trang thiết bị, đồ dụng học tập.

Cơ sở vật chất

sửa

Nhà trường tăng cường đầu tư ngân sách, sử dụng ngân sách đúng mục đích, từng bước chuẩn hóa, hiện đại hóa cơ sở vật chất, củng cố và nâng cấp, mua sắm một số trang thiết bị phục vụ cho đào tạo đại học và sau đại học. Năm 2005 nhà trường đã xây dựng nhà 5 tầng dành cho giảng đường với diện tích 2735 m2; năm 2007 tiếp tục xây dựng nhà điều hành 13 tầng, diện tích 7087 m2, tổng kinh phí hơn 31,6 tỷ đồng. Mỗi năm nhà trường dành khoảng 300 triệu đồng mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học, máy móc phương tiện và phần mềm quản lý đào tạo theo tín chỉ.

Năm 2008, nhà trường được Bộ GD & ĐT phê duyệt dự án Huyết học - Truyền máu 48 tỷ đồng, trong đó xây dựng nhà xét nghiệm 5 tầng 200 m2, mua sắm thiết bị hơn 40 tỷ đồng. Trường ko có điều hoà cho sinh viên.

Đội ngũ

sửa

Trường hiện nay có 45 bộ môn, gồm khối Khoa học cơ bản (5 bộ môn), khối Y học cơ sở (9 bộ môn), khoa Điều dưỡng (4 bộ môn), khối Y tế công cộng (4 bộ môn), khối Dược (5 bộ môn), Lâm sàng (4 bộ môn), khối Chuyên khoa lẻ (12 bộ môn), có 3 khoa, 6 phòng ban. Đội ngũ cán bộ trưởng thành cả về số lượng và chất lượng, trường hiện có 391 CBVC, trong đó có 311 cán bộ trong biên chế, 233 giảng viên. Tỷ lệ cán bộ có trình độ sau đại học đạt 70,38%, gồm 7 PGS, 20 TS, 119 ThS, 8 BSCK2, 17 BSCK1, 69 đại học. Hiện nay trường có 32 NCS, 25 Học viên cao học, 7 đang học ở nước ngoài, 66 cán bộ đang học đại học ngoại ngữ. Trường luôn chú trọng phát triển đội ngũ, bồi dưỡng cán bộ có trình độ chuyên sâu, hàng năm cử hơn 20 cán bộ đi học NCS, cao học trong và ngoài nước.

Danh hiệu

sửa

Trong 40 năm qua Nhà trường đã được tặng thưởng:

  • Tập thể:

+ 03 huân chương Lao động hạng Ba, 01 hạng Nhì và 01 hạng Nhất.

+ 01 huân chương Chiến công hạng Ba.

+ 01 huân chương Độc lập hạng Ba.

+ 03 bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

+ 02 cờ thi đua của Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Công an.

+ 04 cờ thi đua của BCH Đảng bộ, UBND tỉnh Thái Nguyên.

+ 12 bằng khen của Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Y tế, Bộ Công an.

+ 04 bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

Tham khảo

sửa
  1. ^ Theo Quyết định số 116/CP 23 tháng 7 năm 1968 của Hội đồng Chính phủ
  2. ^ Theo Quyết định số 33/CP ngày của Hội đồng Chính phủ
  3. ^ “ĐẠI HỌC Y DƯỢC - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN”. Đại học Y Dược Thái Nguyên, Thái Nguyên, Việt Nam. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2022.

Liên kết ngoài

sửa