Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế

Trường đại học công lập tại Huế

Trường Đại học Sư phạm Huế là trường đại học đứng đầu về đào tạo và nghiên cứu khối ngành sư phạm tại miền Trung Việt Nam, được Bộ Giáo dục và Đào tạo chọn là 1 trong 3 trường sư phạm trọng điểm quốc gia. Là trường thành viên của Đại học Huế, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đại học Huế
Trường Đại học Sư phạm
Hue University of Education
Địa chỉ
Việt Nam Số 34 đường Lê Lợi, phường Phú Hội, quận Thuận Hóa, thành phố Huế, Việt Nam
Thông tin
Tên cũTòa Khâm sứ Trung Kỳ
LoạiĐại học công lập
Khẩu hiệuNhân văn - Khai phóng - Kiến tạo
Thành lập1957
Thông tin khác
Viết tắtTiếng Việt : DHS
Tiếng Anh : HUEdu
Thành viên củaĐại học Huế
Tổ chức và quản lý
Phó hiệu trưởngNguyễn Thành Nhân
Cổng trường ĐHSP Huế nhìn từ đường Lê Lợi

Lịch sử

sửa

Trụ sở của trường trước đây là Toà Khâm sứ Trung Kỳ được khởi công xây dựng vào mùa hạ, tháng 4 năm 1876 (Tự Đức 28), và hoàn thành vào tháng 7 năm 1878. Sau khi xây dựng và đặt xong bộ máy cai trị, Toà Khâm sứ Trung kỳ trở thành thủ phủ của chế độ thực dân Pháp ở Trung kỳ, chi phối toàn bộ hoạt động của nhà nước phong kiến triều Nguyễn. Tháng 3 năm 1957 dưới thời Đệ Nhất Cộng hòa Tổng thống Ngô Đình Diệm ký sắc lệnh thành lập Viện Đại học Huế gồm 5 phân khoa đại học: Sư phạm, Văn khoa, Luật khoa, Hán học, và Khoa học. Trong niên khóa đầu có 358 sinh viên. đến năm 1960 thì sĩ số tăng lên 1431 sinh viên; năm 1959 mở thêm chương trình dự bị y khoa. Sau khi thống nhất đất nước, trường Đại học Sư phạm Huế được chính thức thành lập vào ngày 27 tháng 10 năm 1976.[1] Năm 1994, thủ tướng Võ Văn Kiệt quyết định chuyển trường Đại học Sư phạm Huế sang trực thuộc Đại học Huế.[2]

 
Trường THPT Thuận Hóa, tọa lạc tại dãy H trong khuôn viên trường

Giảng viên đáng chú ý

sửa

Ngày 17 tháng 10 năm 2023, Trần Quang Hóa (phó trưởng khoa Toán) nhận giải thưởng của Viện Hàn lâm Pháp về "Nỗ lực cho hợp tác song phương trong khoa học giữa Pháp với các nước ASEAN."[3]

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ Quyết định số 426/TTg của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam ngày 27 tháng 10 năm 1976.
  2. ^ Nghị định số 30/CP ngày 4 tháng 4 năm 1994 của Thủ tướng chính phủ
  3. ^ Chân Dung (20 tháng 10 năm 2023). “Hai nhà khoa học Việt được nhận giải thưởng của Viện Hàn lâm Pháp”. Báo điện tử VTC News. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2023.

Liên kết ngoài

sửa