Trương quý phi (Tống Nhân Tông)

Trương quý phi (chữ Hán: 張貴妃; 1024 - 1054), còn gọi Ôn Thành Hoàng hậu (溫成皇后), là một phi tần rất được sủng ái của Tống Nhân Tông Triệu Trinh.

Ôn Thành Hoàng hậu
溫成皇后
Tống Nhân Tông Hoàng hậu
Thông tin chung
Sinh1024
Vĩnh An, Hà Nam
Mất1054
Khai Phong
An tángÔn Thành Hoàng hậu viên
(温成皇后园)
Phối ngẫuTống Nhân Tông
Triệu Trinh
Hậu duệ
Thụy hiệu
Ôn Thành hoàng hậu
(溫成皇后)
Tước hiệu[Ngự thị; 御侍]
[Thanh Hà quận quân;
清河郡君]
[Tài nhân; 才人]
[Tu viên; 修媛]
[Mỹ nhân; 美人]
(bị giáng)
[Quý phi; 貴妃]
[Hoàng hậu; 皇后]
(truy phong)
Thân phụTrương Nghiêu Phong
Thân mẫuTào thị

Cuộc đời Trương quý phi chiếm trọn sự sủng ái của Tống Nhân Tông. Trong số hậu phi, bà là người được Nhân Tông thiên vị nhất, vượt xa ân điển dành cho phi tần, lấn át cả Từ Thánh Tào hoàng hậu. Ỷ sủng sinh kiêu, Trương quý phi phóng túng quyền hành, can thiệp triều chính, nhận không ít lời phê bình của người đời và sử gia.

Đương thời bà chưa từng làm Hoàng hậu, cũng không sinh Hoàng đế kế vị nhưng vẫn được truy phong thụy hiệu và an táng bằng lễ của Hoàng hậu, mặc dù đương kim hoàng hậu còn sống và đang tại vị. Bà là một trong 5 phi tần duy nhất của nhà Tống được truy phong bên cạnh Chương Huệ Hoàng hậu của Tống Chân Tông, Trương Hoàng hậu của Tống Nhân Tông, Minh Đạt Hoàng hậuMinh Tiết Hoàng hậu của Tống Huy Tông, dù chưa từng làm chính thất hay Đế mẫu. Tuy được hưởng đặc ân, Tống sử vẫn dùng danh xưng ["Trương quý phi"] trong ghi chép về bà, mà không phải ["Hoàng hậu"] như đã truy phong. Theo lệ của Chương Huệ hoàng hậu, Trương quý phi có nơi thờ tự riêng mà không phối hưởng Thái Miếu.

Tiểu sử

sửa

Trương quý phi, nguyên quán ở Vĩnh An, Hà Nam (nay là Củng Huyện, Hà Nam, Trung Quốc), xuất thân tại một gia đình trung lưu, hậu duệ của người Ngô Việt. Tằng tổ phụ Trương Văn Tiệm (张文渐), đương thời làm Đông đầu Cung phụng quan (东头供奉官). Tổ phụ Trương Dĩnh (张颖) lấy Tiến sĩ làm quan, đến Huyện lệnh, sau là Hiệu thư lang (校书郎); thân phụ là Tiến sĩ Trương Nghiêu Phong (張堯封), ngoài ra còn có hai cô con gái Trương thị vào cung hầu Tống Chân Tông. Mẹ Tào thị (曹氏), con gái Tào Giản (曹简), là Trợ giáo của Ứng Thiên phủ.

Trương Nghiêu Phong mất sớm, mẹ là Tào thị bèn đem bà cùng hai em gái đến nương nhờ người bác lớn là Viên ngoại lang Trương Nghiêu Tá (張堯佐) nhưng bị cự tuyệt. Cuối cùng, Trương thị bị bán vào làm ca nhi trong phủ của Kinh Quốc đại trưởng công chúa (荊國大長公主), con gái của Tống Thái Tông. Năm lên 8 tuổi, Trương thị cùng hai em gái được Kinh Quốc đại trưởng công chúa đưa vào cung học tập, do Chương Huệ Thái hậu chỉ bảo[1][2]. Ở trong cung, Trương thị là người xuất sắc nhất trong ba chị em, sớm học phép tắc lễ nghi, đều do Cung nhân Giả thị trực tiếp huấn luyện. Trương thị ở môi trường như vậy mà dần dần có phong thái của mỹ nhân, dung mạo khuynh nước khuynh thành. Vào một buổi yến tiệc, mỹ mạo của Trương thị được Tống Nhân Tông phát hiện, bèn say đắm sủng ái. Bà không chỉ xinh đẹp xuất chúng mà đa tài đa nghệ, năng ca thiện vũ, lại biết dùng lời nói ngon ngọt nắm được tâm tư của Tống Nhân Tông, sung vào hàng Ngự thị (御侍)[3].

Năm Khánh Lịch nguyên niên (1041), Trương thị được sách phong làm Thanh Hà quận quân (清河郡君)[4], không lâu sau lại thăng lên làm Tài nhân, rồi dần lên Tu viên, hàng Chính nhị phẩm. Tổng cộng Trương thị hoài thai sinh hạ 3 Hoàng nữĐặng Quốc công chúa (鄧國公主), Trấn Quốc công chúa (鎮國公主) và Đường Quốc công chúa (唐國公主) nhưng đều chết non. Về sau Tống Huy Tông truy tặng cả ba vị công chúa tôn vị Đế cơ (帝姬).

Đắc sủng sinh kiêu

sửa

Khánh Lịch năm thứ 2 (1042), con gái đầu của Trương thị là Hoàng tam nữ chết, tặng An Thọ công chúa. Do mẹ được sủng, An Thọ công chúa cũng hưởng chút vinh quang, trong ngoài thành hôm ấy mặc thành phục đưa tang công chúa, quan viên đều tựu ngoài điện[5]. Sang năm thứ 3 (1043), tháng 5, con gái thứ là Hoàng tứ nữ cũng mất. Trương Tu viên xót thương tự trách mình phúc mỏng liên lụy con gái, xin giáng làm Mỹ nhân[6]. Dẫu vậy, Nhân Tông đối với Trương thị vẫn đặc biệt gia ân, trước đó đã cho truy tặng cha của Trương thị là Nghiêu Phong làm Bí thư giám (秘书监), đến tháng 9 này lại truy phong Tằng tổ là Trương Văn Tiệm làm Thứ sử Ninh Châu, tổ phụ Trương Dĩnh làm Quang lộc Thiếu khanh (光禄少卿), ông ngoại là Tào Giản truy tặng Bí thư tỉnh Trứ tác Tá lang (秘书省著作佐郎). Chỉ một phi tần mà truy tặng 3 đời, chưa từng xảy ra bao giờ[7]. Năm thứ 6 (1046), tặng Tào thị làm Thanh Hà quận phu nhân (清河郡夫人).

Năm Khánh Lịch thứ 8 (1048), ngày 11 tháng 10 (âm lịch), Tống Nhân Tông ra chỉ tấn phong Trương Mỹ nhân làm Quý phi do sự kiện Ninh Thọ cung sự biến (寧壽宮事變). Khi ấy, Trương Mỹ nhân cũng vừa kịp đến cứu giá, lại lấy thân mình bảo vệ Hoàng đế, khiến Nhân Tông cảm động. Sang ngày hôm sau, Nhân Tông ngự điện, đặc biệt khen thưởng Trương thị, đại thần là Hạ Tủng (夏竦) kiến nghị nên trọng thể thưởng cho Trương thị, nhưng Trương Phương Bình (张方平) bất đồng ý kiến, bèn nói lại với Trần Chấp Trung (陳執中) rằng: "Ngày xưa, Phùng Tiệp dư chắn gấu, cũng chưa từng nghe đặc thù khen thưởng. Hơn nữa đã có Hoàng hậu lại tôn sùng Quý phi, xưa nay không có đạo lý này. Nay ông tâu xin trọng thưởng Quý phi, tất thiên hạ sẽ dồn vào ông mà chỉ trích!". Trần Chấp Trung sợ hãi mà không tấu hùa theo. Tháng 10 năm ấy, Trương thị được Nhân Tông thăng vị làm Quý phi[8]. Hai em gái của Trương thị, một người phong Tài nhân[9], một người thụ Thanh Hà quận quân[10].

Do được sủng ái, Trương quý phi tìm cách thăng tiến cho bác mình là Trương Nghiêu Tá, khiến Tống Nhân Tông phong cho ông ta những chức vụ rất quan trọng dù không có tài cán gì, như Tiết độ sứ của Hoài Khang quân (淮康军), Tuyên huy sứ (宣徽使) và Cảnh linh sứ (景灵使), điều này khiến nhiều quan viên trong triều phẫn nộ. Trước tình hình đó, Tri gián viện Bao Chửng dâng sớ phản đối, khiến các quan viên cũng hùa theo. Tuy nhiên, chức vụ của Trương Nghiêu Tá không những không bị giáng mà còn tiếp tục thăng tiến dưới sự chống lưng của Nhân Tông. Thấy tình hình không suy chuyển, Bao Chửng hạch tội Trương Nghiêu Tá trong suốt ba ngày liền, thậm chí còn lớn tiếng gọi quốc trượng là loại: "Rác rưởi, quỷ quyệt". Không thấy động tĩnh, ông tiếp tục tố cáo. Tống Nhân Tông bất bình, tiếp tục phong Trương Nghiêu Tá lên làm Cảnh linh sứ. Bao Chửng không nhịn được nữa, yêu cầu mở một cuộc biện luận ngay trong triều, trực tiếp lý luận với Nhân Tông. Khi cuộc tranh luận lên cao trào, Bao Chửng phẫn nộ thao thao bất tuyệt trước mặt Nhân Tông phẫn nộ, đến mức bắn cả nước bọt vào mặt Hoàng đế. Nhân Tông khó xử, đành đưa vạt áo lên lau. Sau khi về cung, Trương quý phi ở ngoài cửa đón, Nhân Tông xả cơn tức vào Quý phi, nói: "Bao Chửng tranh luận, nhổ thẳng nước bọt vào mặt ta, nàng chỉ lo đến cái chức Tuyên huy sứ, lẽ nào nàng không biết đến Ngự sử Bao Chửng?". Do đó, Nhân Tông bỏ đi chức Tuyên huy sứ và Cảnh linh sứ của Nghiêu Tá. Từ đó, Tống Nhân Tông không thuận theo ý Quý phi mà gia ân cao cho người nhà nữa[11][12][13].

Sau sự kiện đó, Tống Nhân Tông vẫn sủng ái Trương quý phi, không hề thuyên. Trong cung cấm, Trương quý phi xem thường Tào hoàng hậu, nhưng Tào hậu nhân từ, không kiện cáo gì Quý phi, khiến bà càng thêm càng kiêu ngạo, thậm chí nhiều lần dùng nghi trượng của Hoàng hậu để xuất cung. Dù sủng ái Trương quý phi, Nhân Tông vẫn tôn trọng Tào hậu, thấy Hoàng hậu vạn phần hiền đức, nói với Quý phi rằng:"Quốc gia đều có pháp độ, có trật tự. Khanh dùng nghi thức Hoàng hậu xuất du, là xem thường kỷ cương", Quý phi đành phải khép nép vâng lời[14].

Truy phong Hoàng hậu

sửa

Năm Hoàng Hựu thứ 6 (1054), ngày 8 tháng 1 (âm lịch), Trương quý phi bạo bệnh qua đời, khi chỉ vừa 30 tuổi. Tống Nhân Tông bi thống khôn nguôi, nghỉ thiết triều 7 ngày, cấm kinh thành yến tiệc trong một tháng trời.

Vì quá thương tiếc Trương quý phi, Nhân Tông ngày đêm tưởng nhớ, trị tang nghi ở Hoàng Nghi điện (皇儀殿). Tể tướng Trần Chấp Trung (陈执中) kiến nghị Nhân Tông dùng nghi lễ Hoàng hậu để hạ táng Trương quý phi, đặt thụy hiệu là Ôn Thành Hoàng hậu (溫成皇后), ý kiến này của Chấp Trung bị phản đối quyết liệt vì khi đó đương kim Hoàng hậu Tào thị vẫn còn đang tại vị[15][16]. Vì lo sợ sự phản đối của nhiều quan viên, Tống Nhân Tông vào ngày thứ 4 sau khi phát tang mới ra chiếu dụ truy tặng Trương quý phi làm Hoàng hậu[17]. Theo Tống hội yếu tập cảo (宋会要辑稿), thụy hiệu của Trương thị được giải thích: 「"Đức tính khoan nhu viết Ôn, Tề thánh quảng uyên viết Thành"; 德性宽柔曰温,齐圣广渊曰成」.

Sang tháng 6, Tống Nhân Tông truy tặng cha của bà là Trương Nghiêu Phong làm Thanh Hà quận vương (清河郡王), thụy Cảnh Tư (景思); mẹ bà Tào thị được tặng làm Tề Quốc phu nhân (齊國夫人)[18][19]. Tháng 10 cùng năm ấy, làm lễ an táng Ôn Thành Hoàng hậu, ấy là dựa theo tiền lệ của Hiếu Huệ hoàng hậu, gọi lăng viên riêng, xưng Ôn Thành Hoàng hậu viên (温成皇后园), lại cho dựng miếu riêng đưa thần vị vào thờ phụng, ấy là Ôn Thành Hoàng hậu từ điện (温成皇后祠殿)[20][21].

Hậu duệ

sửa
  1. Đặng Quốc công chúa [鄧國公主; 1040 - 1042], con gái thứ ba của Tống Nhân Tông.
    Năm Khánh Lịch thứ 2, tháng 5, phong An Thọ công chúa (安壽公主), cùng tháng mất, cải tặng Đường Quốc công chúa (唐國公主). Năm Gia Hữu thứ 4 (1059), cải thành Hán Quốc công chúa (漢國公主). Năm Trị Bình nguyên niên (1064), Tống Anh Tông lại cho đổi thành Ngụy Quốc Trưởng Công chúa (魏國長公主). Tống Huy Tông đăng vị, vào năm Nguyên Phù thứ 3 (1100) cải truy thành Đặng Quốc Đại Trưởng Công chúa (鄧國大長公主), sang năm Diên Hòa thứ 4 (1114) bắt đầu thay quy chế "Đế cơ", truy phong Đặng Quốc công chúa thành Trang Thuận Đại Trưởng Đế cơ (莊順大長帝姬).
  2. Trấn Quốc công chúa [鎮國公主; 1042 - 1043], con gái thứ tư của Tống Nhân Tông.
    Năm Khánh Lịch thứ 3, phong Bảo Hòa công chúa (寶和公主), cùng năm thì mất, cải tặng Việt Quốc công chúa (越國公主). Năm Gia Hữu thứ 4, cải phong Tần Quốc công chúa (秦國公主). Trị Bình nguyên niên, cải tôn Sở Quốc Trưởng Công chúa (楚國長公主). Tống Huy Tông lên ngôi, ban đầu truy phong làm Trấn Quốc Đại Trưởng Công chúa (鎮國大長公主), sau cải phong thành Trang Định Đại Trưởng Đế cơ (莊定大長帝姬).
  3. Đường Quốc công chúa [唐國公主; 1044 - 1045], con gái thứ 8 của Tống Nhân Tông.
    Năm Khánh lịch thứ 3, ngày 10 tháng 12 (âm lịch) sở sinh. Sang năm sau, tứ hiệu Bảo Từ Sùng Hữu đại sư (保慈崇祐大師), tên ["Ấu Ngộ"; 幼悟]. Năm Khánh Lịch thứ 5, phong Đặng Quốc công chúa (鄧國公主), sau cải thành Tê Quốc công chúa (齊國公主), hiệu ["Lạc đại sư"; 落大師]. Cùng năm ấy mất, truy tặng Hàn Quốc công chúa (韓國公主). Năm Gia Hữu thứ 4, cải thành Yên Quốc công chúa (燕國公主). Năm Trị bình nguyên niên, cải phong Tần Quốc Trưởng Công chúa (秦國長公主). Tống Huy Tông tức vị, ban đầu cải phong Đường Quốc Đại Trưởng Công chúa (唐國大長公主), sau truy phong thành Trang Thận Đại Trưởng Đế cơ (莊慎大长帝姬).

Phim ảnh

sửa

Được khắc họa bởi Vương Sở Nhiên trong phim Thanh Bình Lạc (2020).

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ (宋)司马光《涑水记闻》温成皇后张氏,其先吴人,从钱氏归国,为供奉官。祖颖进士及第,终于县令;子尧封尚幼,二女入宫事真宗,名位甚微。尧封亦进士及第,早终,妻惟有一女,即后也。庶子化基幼。尧封从父弟尧佐亦进士及第,时已为员外郎,不收恤诸孤。后母卖后,于齐国大长公主家为歌舞者,而适蹇氏,生男守和。大长公主纳后于禁中仙韶部,宫人贾氏母养之。
  2. ^ 《宋史·卷二百四十二·列傳第一·后妃上·張貴妃传》: 張貴妃,河南永安人也。祖穎,進士第,終建平令。父堯封,亦舉進士,為石州推官卒。時堯封史堯佐補蜀官,堯封妻錢氏求挈孤幼隨之官,堯佐不收恤,以道遠辭。妃幼無依,錢氏遂納于章惠皇后宮寢。長得幸,有盛寵。
  3. ^ 《宋史·卷二百四十二·列傳第一·后妃上·張貴妃传》: 長得幸,有盛寵。妃巧慧多智數,善承迎,勢動中外。
  4. ^ 《皇宋通鉴长编纪事本末卷第三十四》: 张氏河南人,父尧封,天圣初客南都,依大姓曹氏。曹以女妻之。后擢进士第,补石州军事推官,未行,卒京师。从兄尧佐将赴官于蜀,而曹氏请以诸孤从行。尧佐以道远弗许。曹益困。尧封母,钱氏女也。张氏时八岁,与姊妹三人由钱氏入宫寝,长得幸于上,性聪明便巧,挟智数,能探测人主意,先后将迎。上以其良家子,待遇异诸嫔御,累封清河郡君
  5. ^ 皇宋通鉴长编纪事本末卷第三十四》: 庆历二年五月癸卯朔。戊申,安寿公主薨,追封唐国公主。以母宠,帝爱之,成服苑中,群臣奉慰殿门外。
  6. ^ 《宋史·卷二百四十二·列傳第一·后妃上·張貴妃传》:忽被疾,曰:「妾姿薄,不勝寵名,原為美人。」許之
  7. ^ 《宋史·卷二百四十二·列傳第一·后妃上·張貴妃传》: 闰九月,赠修媛张氏曾祖东头供奉官文渐为宁州刺史,祖试校书郎颖为光禄少卿,外祖应天府助教曹简为秘书省著作佐郎。修媛追赠三世,前此未有也。
  8. ^ 《宋史》张方平传:禁中卫卒夜变,帝旦语二府,奖张贵妃扈跸功。夏竦即倡言:"当求所以尊异之礼。"方平闻之,谓陈执中曰:"汉冯婕妤身当猛兽,不闻有所尊异;且皇后在而尊贵妃,古无是事。果行之,天下之责,将萃于公矣。"执中瞿然而罢。
  9. ^ 《皇宋通鉴长编纪事本末卷·第三十四》:四年六月。自温成之没,后宫得幸者凡十人,谓之十间。周氏、董氏及温成之妹皆与焉。妹初进才人,加赐银五千两、金五百两,固辞不受。上曰:『向也月俸二万七千,今也二十万,何苦而辞?』对曰:『二万七千,妾用之已有余,何以二十万为?』卒辞之。
  10. ^ 《皇宋通鉴长编纪事本末卷第三十四》:「庚辰,特封贵妃张氏第八妹为清河郡君。」
  11. ^ 《宋史·卷四百六十三·列传第二百二十二》:(张尧佐)寻拜淮康军节度使、群牧制置使、宣徽南院使、景灵宫使,赐二子进士出身。拯等复言:"陛下即位仅三十年,未有失道败德之事,乃五六年来擢用尧佐,群口窃议,以谓其过不在陛下,在女谒、近习与执政大臣也。盖女谒、近习知陛下继嗣未立,既有所私,莫不潜有趋向;执政大臣不能规谏,乃从谀顺旨,高官要职惟恐尧佐不满其意,致陷陛下于私昵后宫之过。制下之日,阳精晦塞,氛雾蒙孛,宜断以大义,亟命追寝。必不得已,宣徽、节度择与一焉。如此,则合天意,顺人情矣。"…是日,尧佐辞宣徽、景灵使,从之。
  12. ^ 《宋史·卷三百一十六·列传第七十五》:时张尧佐除节度、宣徽两使,右司谏张择行、唐介与拯共论之,语甚切。
  13. ^ 皇宋通鉴长编纪事本末卷第三十四 .
  14. ^ 《宋史·卷二百四十二·列傳第一·后妃上·慈聖光獻曹皇后传》: 張妃怙寵上僭,欲假后蓋出遊。帝使自來請,后與之,無靳色。妃喜,還以告,帝曰:「國家文物儀章,上下有秩,汝張之而出,外廷不汝置。」妃不懌而輟。
  15. ^ 《宋史·列傳第四十四·陳執中传》:會張貴妃薨,治喪皇儀殿,追冊為后。王洙、石全彬務以非禮導帝意,執中隨輒奉行,至以洙為員外翰林學士,全彬領觀察使,給留後奉。久之,嬖妾笞小婢出外舍死,御史趙抃列八事奏劾執中,歐陽修亦言之。至和三年春,旱,諫官范鎮言:"執中為相,不病而家居。陛下欲弭災變,宜速退執中,以快中外之望。"既而御史中丞孫抃與其屬郭申錫、毋湜、範師道、趙抃請合班論奏,詔令輪日入對,卒罷執中為鎮海軍節度使、同平章事、判亳州。
  16. ^ 《皇宋通鉴长编纪事本末卷第三十四》: 壬午,以温成皇后薨,遣官告太庙、皇后庙、奉慈庙。甲申,宰臣梁适奉温成皇后谥册于皇仪殿,百官诣西上閤门,进名奉慰。是夕,设警场于右掖门。上宿于皇仪殿。乙酉,上成服于殿幄,百官诣殿门进名奉慰。是日,殡温成皇后于奉先寺。輴车发引,由右升龙门出,右掖门升大升辇举,设遣殿。先是,诏枢密副使孙沔读哀册。沔奏:『章穆皇后丧,比葬行事,皆两制官。今温成追谥,反诏二府大臣行事。不可。』于是执册立上前陈故事,且曰:『以臣孙沔读册则可,以枢密副使读册则不可!』置册而退。宰相陈执中取而读之。既殡,百官复诣西上閤门,进名奉慰。戊子,录温成皇后从弟著作佐郎希甫为太常博士、光禄寺丞,及甫为秘书丞、太常寺太祝,正甫为光禄寺丞、右侍禁、閤门祗侯,山甫为西头供泰官;姪婿太常寺太祝盛和仲为大理评事。又录其疏属十数人。己丑,赐温成皇后母楚国太夫人曹氏敦教坊第一区。
  17. ^ 《宋史·卷十二 本紀第十二 仁宗四》: 癸酉,貴妃張氏薨,輟視朝七日,禁京城樂一月。丁丑,追冊為皇后,賜諡溫成。
  18. ^ 《宋史·卷二百四十二·張貴妃传》: 追封堯封清河郡王,諡景思
  19. ^ 《皇宋通鉴长编纪事本末卷第三十四》: 六月乙酉,进封皇后父玘为东海郡王,温成皇后父尧封为清河郡王,母曹氏为齐国夫人。
  20. ^ 《宋史·卷十二 本紀第十二 仁宗四》: 冬十月辛卯朔,太白晝見。丁酉,葬溫成皇后。丙午,溫成皇后神主入廟。十一月甲子,出太廟禘袷、時饗及溫成皇后廟祭饗樂章,肄于太常。
  21. ^ 《皇宋通鉴长编纪事本末卷第三十四》: 七月丁卯,礼院言:『奉诏参定即温成皇后旧宅立庙及四时享祀之制,检详国朝孝惠皇后,太祖嫡配,止即陵所置祠殿,以安神主,四时惟设常馔,无荐享之礼。温成皇后宜就葬所立祠殿,参酌孝惠故事施行,仍请题葬所曰温成皇后园』。七月癸未,礼院言:『今立温成皇后祠殿,而未见孝惠故事。请每行至奠,止令本处内臣主之。』诏孟享时差知制诰、待制行事,其制如后庙,牙盘食差减之。七年正月乙亥,诏改温成庙为祠殿,于岁时令宫人以常馔致祭。先是,诏太常礼院检详郊庙未顺之事,乃言:『温成皇后立庙城西,四时祭奠,以待制、舍人摄事。玉帛、裸献、登歌、设乐并同太庙之礼。盖当时有司失于讲求。昔高宗遭变,饬己思咎;祖已训以祀无丰于昵。况以嬖宠列于秩礼,非所以享天心、奉祖宗之意也。』故降是诏。