Trương Vĩnh Lễ[2] (13 tháng 5 năm 1914[1] – 23 tháng 10 năm 2011[3]) là chính khách và doanh nhân Việt Nam Cộng hòa từng một thời giữ chức Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Cộng hòa.

Trương Vĩnh Lễ
Trương Vĩnh Lễ vào năm 1962
Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Cộng hòa
Nhiệm kỳ
1959–1963
Kế nhiệmChức vụ bãi bỏ
Thông tin cá nhân
Sinh(1914-05-13)13 tháng 5 năm 1914
Sóc Trăng, Nam Kỳ, Liên bang Đông Dương
Mất23 tháng 10 năm 2011(2011-10-23) (97 tuổi)
Paris, Pháp
Quốc tịch Việt Nam Cộng hòa
Đảng chính trịĐộc lập (từ năm 1963)
Đảng khácĐảng Cần lao Nhân vị (đến năm 1963)
Con cái7[1]

Tiểu sử

sửa

Trương Vĩnh Lễ sinh ngày 13 tháng 5 năm 1914 tại Sóc Trăng, Nam Kỳ thuộc Liên bang Đông Dương.[1][4] Ông xuất thân trong một gia đình Công giáo theo nghề báo chí và xuất bản, đồng thời ông cũng là chắt của Trương Vĩnh Ký.[5] Ông đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành chính trị, kinh tế và quản trị kinh doanh.[1][4]

Dưới thời Đệ Nhất Cộng hòa, ông từng làm dân biểu Quốc hội đại diện đơn vị 4 rồi 5 thuộc tỉnh Gia Định với tư cách là đảng viên Tập đoàn Công dân Vụ.[6][7] Trong Quốc hội khóa 1, ông là phó lãnh đạo khối đa số, rồi đến năm 1957 ông trở thành phó chủ tịch thứ hai.[8] Trong Quốc hội khóa 2 (1959–1963) ông giữ chức Chủ tịch Quốc hội cho đến lúc xảy ra cuộc đảo chính năm 1963 khiến Tổng thống Ngô Đình Diệm bị bắt giữ và sát hại.[9][1][10] Sau biến cố năm 1963, chính phủ mới của Tướng Dương Văn Minh liền phong tỏa khối tài sản của ông.[11]

Năm 1971, Nguyễn Cao Kỳ và Trương Vĩnh Lễ cùng nộp đơn tranh cử trong cuộc tuyển cử năm 1971. Sau đó, cả hai người bèn tuyên bố rút khỏi cuộc tuyển cử này, khiến liên danh lúc đấy của Nguyễn Văn ThiệuTrần Văn Hương trở thành liên danh ứng cử viên duy nhất.[12] Nguyễn Văn Thiệu tái đắc cử chức Tổng thống Việt Nam Cộng hòa với 100% phiếu bầu trong cuộc bầu cử ngày 2 tháng 10 năm đó.[13]

Trương Vĩnh Lễ từng có thời giữ chức Tổng Giám đốc Công ty In ấn Sài Gòn, và xuất bản tờ Thời báo Đông Dương (Le Temps d'Indochinese), tuần báo Viễn Đông (Extreme Asie) và tuần báo Diễn đàn chính đảng.[1] Ông còn làm chủ tịch Nhóm Công dân Việt Nam, chủ tịch Chi nhánh Việt Nam của Liên minh Nghị viện và Liên minh Nhân dân châu Á chống Cộng sản vào năm 1963.[1] Về tổ chức xã hội thì ông cũng là chủ tịch Câu lạc bộ Rotary Sài Gòn và chủ tịch Hiệp hội Việt – Pháp.[1]

Ông qua đời ngày 23 tháng 10 năm 2011 tại Paris, Pháp.[3]

Đời tư

sửa

Trương Vĩnh Lễ theo tín ngưỡng Công giáo. Ông đã kết hôn và có ít nhất bảy người con.[1]

Chú thích

sửa
  1. ^ a b c d e f g h i Who's who in Vietnam (PDF). Sài Gòn: Vietnam Press. 1974. tr. 436. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 13 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2022.
  2. ^ Chu Tú Hoàn, 周琇環 (2006). 戰後外交部工作報告(民國四十六年至五十三年) [Báo cáo công tác của Bộ Ngoại giao sau chiến tranh (từ năm Dân Quốc thứ 46 đến năm Dân Quốc thứ 53)] (bằng tiếng Trung). Quốc sử quán. tr. 532. ISBN 9789860069594. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2022.
  3. ^ a b “Vinh Le Truong” (bằng tiếng Anh). FamilySearch. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2022.
  4. ^ a b The Asia who's who (bằng tiếng Anh). Hồng Kông: Pan-Aisa Newspaper Alliance. 1957. tr. 520. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2022.
  5. ^ Arthur J. Dommen (2001). The Indochinese Experience of the French and the Americans: Nationalism and Communism in Cambodia, Laos, and Vietnam. Hoa Kỳ: Indiana University Press. tr. 543.
  6. ^ Học-viện Quốc-gia Hành-chánh (1958). Viet Nam Government Organization Manual, 1957-58 (bằng tiếng Anh). tr. 38.
  7. ^ Yên Khanh (1959). Niên-giám Quốc-Hội lập-pháp khóa II. tr. 167.
  8. ^ Học-viện Quốc-gia Hành-chánh (1958). Viet Nam Government Organization Manual, 1957-58. tr. 27.
  9. ^ Học-viện Quốc-gia Hành-chánh (1963). “Niên giám Hành chánh 1963”. tr. 61.
  10. ^ “越南國會議長抵港曾應邀請赴美考察” [Chủ tịch Quốc hội Việt Nam được mời viếng thăm nước Mỹ khi đến Hồng Kông]. Hoa kiều nhật báo (bằng tiếng Trung). 7 tháng 9 năm 1960. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2022.
  11. ^ “旅越一美僑及十餘南越人 銀行存欵被政府凍結 其中包括前國會議長張永禮在內” [Tiền gửi ngân hàng của một Hoa kiều Mỹ ở Việt Nam và hơn chục người Nam Việt Nam đã bị chính phủ đóng băng, trong đó có cựu Chủ tịch Quốc hội Trương Vĩnh Lễ]. Công Thương nhật báo (bằng tiếng Trung). Công Thương nhật báo hữu hạn công ty. 18 tháng 12 năm 1963. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2022.
  12. ^ Embassy of the Republic of Vietnam (1971). Issues in Vietnam's Presidential Election, October 3, 1971 (bằng tiếng Anh). tr. 3–4. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2022.
  13. ^ Nohlen, Dieter; Grotz, Florian; Hartmann, Christof (2001). Elections in Asia: A data handbook (bằng tiếng Anh). II. ISBN 0-19-924959-8.