Trương Tồn
Trương Tồn (giản thể: 张存; phồn thể: 張存; bính âm: Zhāng Cún; ? – 225), tự Xử Nhân (處仁), là mưu sĩ dưới quyền quân phiệt Lưu Bị cuối thời Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc.
Trương Tồn
| |
---|---|
Tên thật | Trương Tồn |
Tự | Xử Nhân |
Thông tin chung
| |
Thế lực | Lưu Bị |
Chức vụ | Mưu sĩ |
Mất | 214 Quảng Hán, Ích Châu (nay là Quảng Hán, Tứ Xuyên) |
Cuộc đời
sửaTrương Tồn quê ở quận Nam Dương, Kinh Châu, là đồng tộc với Trương Tiện, được khen là có tài năng, giỏi bày mưu đặt kế.[1]
Năm 211, Trương Tồn giữ chức Kinh Châu tùng sự, theo Lưu Bị vào Thục, tham gia bình định Tây Xuyên, được phong làm thái thú quận Quảng Hán.[1]
Năm 214, Bàng Thống tử trận ở Lạc Thành, Lưu Bị vì thế mà đau lòng. Trương Tồn vốn không thích Bàng Thống, bèn nói: Thống tận trung mà chết tuy đáng tiếc, nhưng cũng bởi vì vi phạm cái nghĩa phong nhã. Lưu Bị giận nói: Thống sát nhân thành nhân[2], chẳng lẽ không đúng sao?[1]
Trương Tồn bị tước hết chức vụ, không lâu sau chết bệnh. Do tư liệu thất tán mà Trần Thọ không lập truyện.[1]
Trong văn hóa
sửaTrương Tồn không xuất hiện trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung.
Tham khảo
sửa- Trần Thọ, Bùi Tùng Chi chú, Tam quốc chí.
Chú thích
sửa- ^ a b c d Trần Thọ, Bùi Tùng Chi chú, Tam quốc chí, Thục thư, quyển 15, Đặng Trương Tông Dương truyện.
- ^ Hy sinh mạng sống của mình để làm được điều nhân nghĩa.