Trương Quang Tuấn
Trương Quang Tuấn (1961 – 2005) là một nhạc sĩ Việt Nam. Ông được biết đến với các tác phẩm như "Thương nhau lý tơ hồng",[1] "Nhớ mẹ lý mồ côi,[2] "Thương em lý miệt vườn",[3]... và nhiều tác phẩm khác đã được các ca sĩ trình bày thành công.
Trương Quang Tuấn | |
---|---|
Thông tin cá nhân | |
Sinh | |
Tên khai sinh | Trương Quang Tuấn |
Ngày sinh | 1961 |
Mất | |
Ngày mất | 16 tháng 8, 2005 | (43–44 tuổi)
Nơi mất | Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam |
Quốc tịch | Việt Nam |
Dân tộc | Kinh |
Nghề nghiệp | Nhạc sĩ |
Gia đình | |
Con cái | Trương Quang Hiếu |
Sự nghiệp âm nhạc | |
Giai đoạn sáng tác | Thập niên 1990–2005 |
Dòng nhạc | Nhạc quê hương Nhạc trẻ |
Ca khúc | Thương nhau lý tơ hồng Thương em lý miệt vườn Nhớ mẹ lý mồ côi |
Cuộc đời
sửaÔng sinh năm 1961.
Năm 1993, ông học lớp bồi dưỡng sáng tác nhạc do Hội Âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức tại Nhà Văn hóa Quận 3.[4] Từ đó cho đến ngày mất, ông đã sáng tác được 200 ca khúc và nhiều ca khúc được nhiều người biết đến, trong đó có "Thương nhau lý tơ hồng" do đôi song ca Quang Linh và Cẩm Ly,[1] ca sĩ Hà Phương trình bày,[5][6];"Nhớ mẹ lý mồ côi" do Phi Nhung trình diễn thành công. Được biết đây là bài ông viết cho cuộc đời nữ ca sĩ này.[2][7]; "Thương em lý miệt vườn", "Mưa thơm phố Huế", Chuyện bà Tám,...[3] Thậm chí, ca khúc "Thương nhau lý tơ hồng" của ông đã được một ca sĩ Singapore biểu diễn.[1]
Mặc dù ông có nhiều tác phẩm, nhưng đa phần đều phải bán đứt cho các trung tâm hoặc nhạc sĩ khác.[4]
Ông mất ngày 16 tháng 8 năm 2005 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Hiện nay, con trai ông là Trương Quang Hiếu đang nối nghiệp ba mình phụng sự cho nghệ thuật.[3][8]
Tác phẩm
sửa- Danh sách này không đầy đủ, bạn cũng có thể giúp mở rộng danh sách.
- Ầu ơ lý ru con
- Bẽ bàng bướm đậu mù u
- Chữ nợ chữ duyên
- Chuyện bà Tám
- Chuyện tình bên ao cá
- Duyên Bắc tình Nam (Thương nhau lý tơ hồng 3)
- Duyên tình lý ngựa ô (thơ Kim Tuấn)
- Hoài niệm trắng (thơ Nguyễn Hùng)
- Hương trầu
- Em đi vía Bà (thơ Huỳnh Thế Được)
- Làm dâu miệt vườn (Thương nhau lý tơ hồng 2)
- Lý Thầy Tư
- Nhớ em lý bông mai (thơ Kim Tuấn)
- Nhớ mẹ lý mồ côi
- Mưa thơm phố Huế
- Thương em lý miệt vườn 1, 2, 3
- Thương em lý nàng ơi
- Thương em Châu Đốc lý nàng ơi
- Thương nhau lý tơ hồng
- Trái tim mong manh
- Tự tình nón bài thơ (thơ Thanh Loan)
- Tự tình lý mình ên[a]
- Tự tình lý cây bông
- Về Huế chiều xuân
- Xa tím hạ mưa
Tham khảo
sửa- ^ Từng được độc quyền cho Trung tâm Thế Giới Nghệ Thuật.
- ^ a b c Lâm Anh Hải (19 tháng 4 năm 2009). “Thân thiện qua âm nhạc”. Báo Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2024.
- ^ a b Tiến Vũ (28 tháng 9 năm 2021). “Tuổi thơ đẫm nước mắt và cuộc đời thiện nguyện của ca sĩ Phi Nhung”. Báo Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2024.
- ^ a b c Nha Trang (9 tháng 1 năm 2022). “Trương Quang Hiếu – Chọn đam mê và hành động đến cùng”. HTV. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 9 năm 2023. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2024.
- ^ a b Tạp Chí Làng Huệ (25 tháng 8 năm 2014). “Nhạc-Sĩ Trương-Quang-Tuấn, Người Ra Đi Không Trở-Lại”. Tạp Chí Làng Huệ.
- ^ Hòa Bình (Ảnh Thanh Nhã) (12 tháng 11 năm 2018). “Hà Phương-vợ tỉ phú Chính Chu ra mắt sách tại Việt Nam”. PLO.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2024.
- ^ Quỳnh Nga (18 tháng 12 năm 2018). “Ca sĩ Hà Phương: "Đi tìm Julie" hay hành trình tìm về cội Việt trên đất Mỹ”. Báo Công An Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2024.
- ^ Hà Đình Nguyên (28 tháng 9 năm 2021). “Vĩnh biệt Phi Nhung - một tiếng hát vương vấn, một tấm lòng nhân hậu...”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 11 năm 2023. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2024.
- ^ Linh Võ (28 tháng 5 năm 2015). “Việt Hương khóc cười vì con trai nhạc sĩ "Thương nhau lý tơ hồng"”. Báo Dân Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2024.