Tràn dầu là sự giải phóng hydrocarbon dầu mỏ lỏng vào môi trường do các hoạt động của con người và gây ra ô nhiễm môi trường. Thuật ngữ này thường đề cập đến các vụ dầu tràn xảy ra trong môi trường biển hoặc sông. Dầu có thể bao gồm nhiều loại khác nhau từ dầu thô, các sản phẩm lọc dầu (như xăng hoặc dầu diesel), bồn chứa dầu của các tàu, dầu thải hoặc chất thải dính dầu. Việc phát tán này có thể cần hàng tháng hoặc thậm chí hàng năm để có thể dọn sạch.

Bãi biển sau vụ dầu tràn

Dầu cũng được giải phóng vào môi trường do rò rỉ tự nhiên từ các cấu trúc địa chất chứa dầu dưới đáy biển.[1] Hầu hết các vụ ô nhiễm dầu do con người đều từ hoạt động trên mặt đất, nhưng các vấn đề nổi trội đặc biệt hướng về các hoạt động vận chuyển dầu trên biển.[2]

Tác động môi trường

sửa
 
Con vịt bị dính dầu do vụ tràn dầu vịnh San Francisco năm 2007.
 
Các vệt dầu (màu đen) trên hồ Maracaibo.

Dầu thấm qua bộ lông của chim biển, làm giảm khả năng cách ly của lông, và vì vậy làm cho chim trở nên dễ tổn thương với sự thay đổi nhiệt độ bất thường và làm giảm độ nổi trên mặt nước của chúng. Nó cũng làm giảm khả năng bay của chim, càng làm chúng khó thoát các động vật săn mồi. Khi cố gắng rỉa lông, chim thường nuốt dầu vào bụng, dẫn tới làm hại thận, thay đổi chức năng của phổi, và kích thích hệ tiêu hóa. Các vấn đề này và khả năng hấp thu thức ăn bị hạn chế gây ra sự mất nước và mất cân bằng trao đổi chất. Sự thay đổi cân bằng hormon bao gồm luteinizing protein cũng có thể xảy ra ở một số loài chim khi tiếp xúc với dầu.[3] Hầu hết chim bị ảnh hưởng bởi dầu tràn đều chết, trừ khi có sự can thiệp của con người.[4][5]

Các động vật có vú biển bị dính dầu cũng bị ảnh hưởng tương tự như với chim. Dầu phủ lên bộ lông của rái cáhải cẩu làm giảm khả năng trao đổi chất và làm giảm thân nhiệt. Khi ăn phải dầu, động vật sẽ bị chứng mất nước và giảm khả năng tiêu hóa.

Do dầu nổi trên mặt nước làm ánh sáng giảm khi xuyên vào trong nước, nó hạn chế sự quang hợp của các thực vật biển và phytoplankton. Điều này làm giảm lượng cá thể của hệ động vật và ảnh hưởng đến chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái.

Ước tính thể tích dầu tràn

sửa

Bằng cách quan sát bề dày của ván dầu và màu sắc của chúng trên mặt nước, người ta có thể ước tính khối lượng dầu đã tràn. Nếu biết được diện tích bề mặt của lớp dầu tràn, thì có thể tính được tổng thể tích của dầu.[6]

Hệ thống mô hình tràn dầu đã được sử dụng trong công nghiệp và chính phủ để hỗ trợ công tác lập kế hoạch và ra quyết định khẩn cấp. Tiêu chí quan trọng trong mô hình dự đoán tràn dầu là miêu tả đầy đủ về gió và dòng chảy. Có một chương trình mô phỏng tràn dầu trên toàn cầu (WOSM) đã được đưa ra.[7]

Bề dày ván dầu Khối lượng lan truyền
Màu sắc in mm gal/sq mi L/ha
Khó nhìn thấy 0,0000015 0,0000380 25 0,370
Ánh bạc 0,0000030 0,0000760 50 0,730
Vết màu 0,0000060 0,0001500 100 1,500
Các dãi màu sáng 0,0000120 0,0003000 200 2,900
Màu chuyển sang tối 0,0000400 0,0010000 666 9,700
Màu tối hơn 0,0000800 0,0020000 1332 19,500

Các vụ tràn dầu lớn ở các nơi trên thế giới

sửa
Các vụ tràn dầu trên 100.000 tấn theo thứ tự giảm dần[a]
Tràn/ Bể chứa Vị trí Ngày *Tấn dầu thô Tham khảo
Tràn dầu vịnh War Vịnh Ba Tư 21 tháng 1 năm 1991 136.000–1.500.000 [8][9]
Giếng dầu Ixtoc I Vịnh Mexico 3 tháng 6 năm 1979–23 tháng 3 năm 1980 454.000–480.000 [10]
Atlantic Empress / Aegean Captain Trinidad và Tobago 19 tháng 7 năm 1979 287.000 [11][12]
Fergana Valley Uzbekistan 2 tháng 3 năm 1992 285.000 [9]
Mỏ dầu Nowruz Vịnh Ba Tư tháng 2 năm 1983 260.000 [13]
ABT Summer 1.300 km ngoài khơi Angola 1991 260.000 [11]
Castillo de Bellver Vịnh Saldanha, Nam Phi 6 tháng 8 năm 1983 252.000 [11]
Amoco Cadiz Brittany, Pháp 16 tháng 3 năm 1978 223.000 [9][11]
Thảm hoạn bồn chứa Amoco Haven Địa Trung Hải gần Genoa, Ý 1991 144.000 [11]
Odyssey 1.300 km ngoài khơi Nova Scotia, Canada 1988 132.000 [11]
Biển Star Vịnh Oman 19 tháng 12 năm 1972 115.000 [9][11]
Torrey Canyon Scilly Isles, UK 18 tháng 3 năm 1967 80.000–119.000 [9][11]
Irenes Serenade Vịnh Navarino, Hy Lạp 1980 100.000 [11]
Urquiola A Coruña, Tây Ban Nha 12 tháng 5 năm 1976 100.000 [11]
Exxon Valdez [b] Vịnh Alaska 24 tháng 3 năm 1989 35.000 [14]

a Một tấn dầu thô tương đương 308 gallon Mỹ hay 7,33 thùng.

b Dùng để so sánh

Chú thích

sửa
  1. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2009.
  2. ^ “16. Petroleum: Oil Spill”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2009.
  3. ^ C. Michael Hogan (2008) Magellanic Penguin, GlobalTwitcher.com, ed. N. Stromberg Lưu trữ 2012-06-07 tại Wayback Machine
  4. ^ Dunnet, G., Crisp, D., Conan, G., Bourne, W. (1982) "Oil Pollution and Seabird Populations [and Discussion]" Philosophical Transactions of the Royal Society of London. B 297(1087): 413–427
  5. ^ Untold Seabird Mortality due to Marine Oil Pollution Lưu trữ 2001-02-16 tại Wayback Machine, Elements Online Environmental Magazine.
  6. ^ Metcalf & Eddy. Wastewater Engineering, Treatment and Reuse. 4th ed. New York: McGraw-Hill, 2003. 98.
  7. ^ Anderson, E.L., E. Howlett, K. Jayko, V. Kolluru, M. Reed, and M. Spaulding. 1993. The worldwide oil spill model (WOSM): an overview. Pp. 627–646 in Proceedings of the 16th Arctic and Marine Oil Spill Program, Technical Seminar. Ottawa, Ontario: Environment Canada.
  8. ^ George Draffan. “Major Oil Spills”. Endgame. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2007.
  9. ^ a b c d e “History”. The Mariner Group. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2009.
  10. ^ John S. Patton, Mark W. Rigler, Paul D. Boehm & David L. Fiest (ngày 19 tháng 3 năm 1981). “Ixtoc 1 oil spill: flaking of surface mousse in the Gulf of Mexico”. NPG (Nature Publishing Group). Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2007.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  11. ^ a b c d e f g h i j “Statistics”. ITOPF. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2007.
  12. ^ “Atlantic Empress/Aegean Captain”. Cedre. tháng 4 năm 2006. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2007.
  13. ^ “Oil Spills and Disasters”. infoplease. infoplease. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2007.
  14. ^ Truy cập 2008-03-10. (PDF) Oil Spill Case Histories 1967 – 1991, Report No. HMRAD 92-11. Seattle: National Oceanic and Atmospheric Administration. September 1992. tr. 80. http://response.restoration.noaa.gov/book_shelf/26_spilldb.pdf. Truy cập 2008-03-10. (PDF) Oil Spill Case Histories 1967 – 1991, Report No. HMRAD 92-11. Seattle: National Oceanic and Atmospheric Administration. September 1992. tr. 80. Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp). |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)[liên kết hỏng]

Tham khảo

sửa

Đọc thêm

sửa
  • Thảm họa tràn dầu tại Mỹ
  • The World Almanac and Book of Facts, 2004
  • Oil Spill Case Histories 1967-1991, NOAA/Hazardous Materials and Response Division, Seattle WA, 1992
  • Nelson-Smith, Oil Pollution and Marine Ecology, Elek Scientific, London, 1972; Plenum, New York, 1973

Liên kết ngoài

sửa

Bản mẫu:Ô nhiễm