Tinh vân Nhện Đỏ

(Đổi hướng từ Tinh vân Tarantula)

Tinh vân Tarantula hay tinh vân Nhện Đỏ (hay còn được biết đến với tên gọi 30 Doradus) là một vùng H II nằm trong đám mây Magellan lớn. Khoảng cách của nó với chúng ta là khoảng xấp xỉ 165000 năm ánh sáng. Nhà thiên văn học người Pháp Nicolas-Louis de Lacaille quan sát nó lần đầu tiên trong suốt hành trình đi mũi Hảo Vọng từ 1751 đến năm 1753.[5]

Tinh vân Nhện Đỏ
Tinh vân phát xạ
Vùng H II
Tinh vân Nhện Đỏ, hình ảnh ánh sáng đầu tiên của kính thiên văn quốc gia TRAPPIST tại Đài thiên văn La Silla
Credit: TRAPPIST/E. Jehin/ESO
Dữ liệu quan sát: kỷ nguyên J2000
Xích kinh05h 38m 38s[1]
Xích vĩ−69° 05.7′[1]
Khoảng cách160 ± 10 k ly   (49 ± 3[2][3] k pc)
Cấp sao biểu kiến (V)+8[2]
Không gian biểu kiến (V)40′ × 25′[2]
Chòm saoKiếm Ngư
Đặc trưng vật lý
Bán kính931[2][4] ly
Đặc trưng đáng chú ýTrong Đám Mây Magellan Lớn
Tên gọi khácNGC 2070,[2] Tinh vân Doradu,[1] Tinh vân Dor,[1] 30 Doradus
Xem thêm: Danh sách tinh vân

Khám phá

sửa
Các ngôi sao trong Tinh vân Nhện Đỏ đang giải phóng một luồng ánh sáng cực tím

Cấp sao biểu kiến của nó là 8 và dựa vào các dữ liệu thu được thì khoảng cách xấp xỉ của nó với chúng ta là 49000 parsec[2] (160000 năm ánh sáng). Nó là một thiên thể cực sáng không có ngôi sao nào, nó sáng đến mức mà nếu nó ở khoảng cách gần với chúng ta như tinh vân Lạp Hộ thì nó sẽ tạo ra một bóng đen có thể nhìn thấy được.[6] Nó là một trong những vùng sao nổ hoạt động tích cực nhất được biết đến là nằm trong nhóm Địa phương và cũng là một trong những vùng H II rộng nhất trong nhóm thiên hà này với đường kính từ 200 đến 570 parsec[2][3]. Và bởi vì kích thước lớn đến vậy nên thi thoảng được khẳng định là vùng H II lớn nhất từng được biết mặc dù còn có những vùng H II khác rộng hơn[3] như NGC 604 trong thiên hà Tam Giác.

Có một siêu tân tinh được quan sát là xảy ra ở vùng rìa của thiên thể này tên là SN 1987A[7]. Nó là siêu tân tinh gần nhất được quan sát thấy từ khi kính thiên văn được phát minh.[8]

Dữ liệu hiện tại

sửa

Theo như quan sát, đây là thiên thể nằm trong chòm sao Kiếm Ngư và dưới đây là một số dữ liệu khác:

Xích kinh 05h 38m 38s[1]

Độ nghiêng −69° 05.7′[1]

Cấp sao biểu kiến 8[2]

Kích thước biểu kiến 40′ × 25′[2]

Bộ sưu tập

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b c d e f “NAME 30 Dor Nebula”. SIMBAD. Trung tâm dữ liệu thiên văn Strasbourg. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2006.
  2. ^ a b c d e f g h i “Results for Tarantula Nebula”. SEDS Students for the Exploration and Development of Space. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2007. 30 Doradus.. 49 kpc +- 3 kpc
  3. ^ a b c Lebouteiller, V.; Bernard-Salas, J.; Brandl, B.; Whelan, D. G.; và đồng nghiệp (tháng 6 năm 2008). “Chemical Composition and Mixing in Giant H II Regions: NGC 3603, 30 Doradus, and N66”. The Astrophysical Journal. 680 (1): 398–419. arXiv:0710.4549. Bibcode:2008ApJ...680..398L. doi:10.1086/587503.
  4. ^ distance × sin(diameter_angle / 2) = 931 ly. radius
  5. ^ Jones, K. G. (1969). “The search for the nebulae - VI”. Journal of the British Astronomical Association. 79: 213. Bibcode:1969JBAA...79..213J.
  6. ^ “National Optical Astronomy Observatory Press Release: NEIGHBOR GALAXY CAUGHT STEALING STARS”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2019.
  7. ^ Couper, Heather; Henbest, Nigel (2009). Encyclopedia of Space. DK Publishing. tr. 299. ISBN 978-0-7566-5600-3.
  8. ^ “Tarantula Nebula's Cosmic Web a Thing of Beauty”. SPACE.com. ngày 21 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2011.
  9. ^ “A Crowded Neighbourhood”. www.eso.org. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2018.
  10. ^ “Sharper Images for VLT Infrared Camera - Adaptive optics facility extended to HAWK-I instrument”. www.eso.org. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2018.

Liên kết ngoài

sửa