Truyện xử án
Truyện xử án (tiếng Anh: gong'an fiction; giản thể: 公案小说; phồn thể: 公案小說; bính âm: gōng àn xiǎo shuō) hay tiểu thuyết công án, bao gồm cả các bộ phim xử án, là một nhánh nhỏ của dòng truyện tội phạm Hoa ngữ trong đó các viên quan Huyện lệnh của triều đình sẽ đứng ra xét xử các vụ án. Dòng truyện xử án xuất hiện lần đầu trong các câu chuyện thông tục dân gian triều Tống ở Trung Quốc. Sau đó nó dần phát triển và trở thành một trong những trường phái tiểu thuyết phổ biến nhất trong hai triều đại nhà Minh và nhà Thanh. Các câu chuyện về hai vị quan thanh liêm, công minh chính trực là Địch Nhân Kiệt (đời Đường) và Bao Công (đời Tống) chính là những ví dụ tiêu biểu nhất cho dòng truyện này.
Lịch sử
sửaCho đến nay không còn sót lại một tác phẩm về xử án nào của đời Tống, bao gồm các hình thức múa rối và sân khấu kịch truyền miệng. Truyện về Bao Thanh Thiên dựa trên cuộc đời và sự nghiệp của vị quan Bao Chửng, một vai chính thường thấy của dòng truyện xử án, xuất hiện lần đầu dưới triều đại nhà Nguyên (Trung Quốc).[1]
Phim truyền hình hiện đại dựa trên truyện xử án
sửaLấy nguyên mẫu từ các tác phẩm truyện xử án truyền thống như Địch Nhân Kiệt và Bao Thanh Thiên, nhiều bộ phim truyền hình đã được sản xuất và lên sóng nhằm khắc họa sinh động các câu chuyện cổ bằng con mắt hiện đại. Một số ví dụ tiêu biểu có thể kể đến như:
- Thần Thám Địch Nhân Kiệt - Trung Quốc
- Thần Thám Địch Nhân Kiệt 2 - Trung Quốc
- Thần Thám Địch Nhân Kiệt 3 - Trung Quốc
- Đại Đường Nữ Tuần Án - Trung Quốc
- Thất Hiệp Ngũ Nghĩa Nhân Gian Đạo - Trung Quốc
- Bao Thanh Thiên (bản 1993) - Đài Loan
- Bao Thanh Thiên (bản 2008) - Trung Quốc
- Tân Bao Thanh Thiên (bản 2010) - Trung Quốc
- Thần Đoạn Địch Nhân Kiệt - Trung Quốc
- Thi Công kỳ án (bản 1997) - Đài Loan
- Thi Công kỳ án (bản 2006) - Hồng Kông
- Thi Công kỳ án (bản 2010) - Hồng Kông
- Tam Hiệp Ngũ Nghĩa - Trung Quốc
- Ngũ Thử Náo Đông Kinh - Trung Quốc
- Thiếu Niên Thần Thám Địch Nhân Kiệt - Trung Quốc
Chú thích
sửa- ^ Kinkley 2000, tr. 28
Tham khảo
sửa- Cawelti, J. G. (1997). Canonization, Modern Literature, and the Detective Story. In Mystery, Violence, and Popular Culture: Essays (pp. 278–287). Madison: The University of Wisconsin Press
- Hegel, Robert (1998). Reading Illustrated Fiction in Late Imperial China. Stanford University Press. ISBN 978-0-8047-3002-0.
- Kinkley, Jeffrey (2000). Chinese Justice, the Fiction: Law and Literature in Modern China. Stanford University Press. ISBN 978-0-8047-3976-4.
- Latch, D. (1961). Introduction. In The Chinese Nail Murders (pp. 1–13). Chicago: The University of Chicago Press.
- St. André, J. (2002). Picturing Judge Bao in Ming Shangtu xiawen Fiction. Chinese Literature: Essays, Articles, Reviews (CLEAR),24, 43-73. doi:10.2307/823476
- Wang, David Der-wei (1997). Fin-de-siècle Splendor: Repressed Modernities of Late Qing Fiction, 1849-1911. Stanford University Press. ISBN 978-0-8047-2845-4.
- Yau-woon Ma, "The Textual Tradition of Ming Kung-an Fiction", Harvard Journal of Asiatic Studies 35 (1975): 190–220.
- 黄岩柏:《中国公案小说史》
- 鄭春子:《明代公案小說研究》
- 孟犁野:《中国公案小说艺术发展史》
- 王俊年: 《侠义公案小说的演化及其在晚清繁盛的原因》
- "Canonization, Modern Literature, and the Detective Story, John G. Cawelti, from Theory and practice of classic detective fiction, Jerome Delamater, etc., Hofstra University, 1997, p. 8