Tiền Học Sâm (giản thể: 钱学森; phồn thể: 錢學森; bính âm: Qián Xuésēn; Wade–Giles: Ch'ien Hsüeh-sên, 11 tháng 12 năm 1911 – 31 tháng 10 năm 2009) là một nhà khoa học có nhiều đóng góp quan trọng cho các chương trình không gian và đạn tự hành của cả Hoa KỳCộng hòa Nhân dân Trung Quốc. Cái tên ông sử dụng khi ở Mỹ là Hsue-Shen Tsien hoặc H.S. Tsien.[1]

Tiền Học Sâm
Sinh钱学森
钱学森

(1911-12-11)11 tháng 12, 1911
Hàng Châu, Nhà Thanh
Mất31 tháng 10, 2009(2009-10-31) (97 tuổi)
Bắc Kinh, Trung Quốc
Trường lớpĐại học Giao thông Thượng Hải
Học viện Công nghệ Massachusetts
Viện Công nghệ California
Nổi tiếng vìPhòng thí nghiệm sức đẩy phản lực (JPL)
Phối ngẫu
Tưởng Anh (không rõ ngày tháng)
Sự nghiệp khoa học
NgànhHàng không học
Nơi công tácViện Công nghệ California
Người hướng dẫn luận án tiến sĩTheodore von Kármán

Vào thập niên 1940, Tiền là một trong những nhà sáng lập Phòng thí nghiệm sức đẩy phản lực tại Viện Công nghệ California. Trong giai đoạn Khủng hoảng đỏ lần 2 những năm 1950, chính quyền Mỹ đã cáo buộc ông có cảm tình với cộng sản. Tiền Học Sâm khi đó đã quyết định quay trở về Trung Quốc nhưng thực tế ông đã bị giữ lại trên đảo Terminal[2] gần Los Angeles. Sau 5 năm bị quản thúc tại gia[3] ông được thả tự do năm 1955, đổi lại, các phi công Hoa Kỳ bị bắt trong chiến tranh Triều Tiên được hồi hương. Được chính quyền Mỹ thông báo mình được trả tự do, Tiền Học Sâm ngay lập tức thu xếp để ra đi, ông trở về Trung Quốc tháng 9 năm 1955 trên con tàu khách SS President Cleveland của American President Lines, qua cửa ngõ Hồng Kông. Ông đã trở về để lãnh đạo chương trình tên lửa của Trung Quốc và được biết đến như "Cha đẻ của ngành tên lửa Trung Quốc" (hoặc "Vua tên lửa").[4]

Tiền Học Sâm cũng là cháu của kỹ sư cơ khí Tiền Học Củ và con trai Tiền Học Củ là Tiền Vĩnh Kiện là người đã giành giải Nobel Hóa học năm 2008. Tiểu hành tinh 3763 Qianxuesen và con tàu không gian xấu số Tsien trong tiểu thuyết khoa học viễn tưởng 2010: Odyssey Two được đặt tên theo ông.

Tham khảo

sửa
  1. ^ “Biographies of Aerospace Officials and Policymakers”. NASA.
  2. ^ Tsien
  3. ^ We've Changed Our Site | Caltech
  4. ^ (tiếng Trung) 钱学森:历尽险阻报效祖国 火箭之王淡泊名誉 Lưu trữ 2016-03-03 tại Wayback Machine,人民网,2009年10月31日.Accessed Oct. 31, 2009; (tiếng Trung) 美国航空周刊2008年度人物:钱学森.网易探索(广州)(2009年10月31日). Truy cập Nov. 11, 2009.