Tiếng Yola

ngôn ngữ Đức tuyệt chủng

Tiếng Forth và Bargy còn gọi là Yola, là một dạng tiếng Anh đã biến mất từng được nói tại ForthBargy thuộc hạt Wexford, Ireland. Nó nhiều khả năng đã phát triển từ thứ tiếng Anh trung đại được mang tới Ireland trong cuộc xâm lược của người Norman, bắt đầu năm 1169. Do đó, nó tương tự với phương ngữ Fingal của vùng Fingal. Cả hai đều biến mất vào thế kỷ 19, khi chúng bị thay thế bởi tiếng Anh Ireland. Cái tên "Yola" nghĩa là "cũ, cổ".[2]

Phương ngữ Forth và Bargy
Yola
Sử dụng tạiIreland
Khu vựcHạt Wexford
Mất hết người bản ngữ vàoGiữa thế kỷ 19
Phân loạiẤn-Âu
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3yol
Glottolog(insufficiently attested or not a distinct language)
yola1237[1]
Linguasphere52-ABA-bd
Một cái lều Yola được tân trang tại Tagoat, hạt Wexford, Ireland

Lịch sử

sửa
 
 
 
Forth và Bargy
Vị trí của Forth và Bargy tại Ireland

Tiếng Forth và Bargy từng được nói tại hạt Wexford, chủ yếu tại ForthBargy. Đây là nơi đầu tiên người Norman đặt chân đến trong cuộc xâm lược Ireland. Do vậy nó rất gần với phương ngữ Fingal, từng hiện diện ở vùng Fingal (phía bắc Dublin). Tiếng Anh trung đại được sử dụng rộng rãi khắp đông nam Ireland cho tới thế kỷ 14, khi dân cư dần mất ngôn ngữ của mình do bị Gael hóa. Từ thời điểm này, tiếng Forth và Bargy và tiếng Fingal là dạng tiếng Anh duy nhất phát triển trực tiếp từ tiếng Anh trung đại trong vùng.[3][4]

Tiếng Anh hiện đại được thực dân Anh mang đến trong và sau thế kỷ 17, tạo nên cơ sở cho tiếng Anh Ireland ngày nay. Thứ tiếng Anh này khác biệt đáng kể với tiếng Forth và Bargy.[3][4] Do tiếng Anh hiện đại lan rộng, cả tiếng Forth và Bargy và tiếng Fingal biến mất vào thế kỷ 19.

Ngữ âm

sửa

Như trong tiếng Hà Lan, các dạng tiếng Anh miền đông nam nước Anh và (ở mức độ ít hơn) tiếng Đức, đa số phụ âm xát vô thanh trong tiếng Forth và Bargy trở nên hữu thanh. Các nguyên âm tiếng Anh trung đại được lưu giữ, chỉ bị ảnh hưởng một phần và không đồng đều bởi Great Vowel Shift.[5]

Một đặc điểm của Forth và Bargy là trong nhiều trưởng hợp trọng âm được chuyển sang âm tiết thứ hai: morsaale "miếng, mẩu", hatcheat "cái rìu nhỏ", dineare "bữa ăn tối", readeare "người đọc; độc giả", weddeen "đám cưới".[6]

Ngữ pháp

sửa

Đại từ

sửa

Đại từ Forth and Bargy tương tự của tiếng Anh trung đại.[7]

Đại từ nhân xưng
Ngôi thứ nhất Ngôi thứ hai Ngôi thứ ba
số ít số nhiều số ít số nhiều số ít số nhiều
danh cách Ich wough/wee thou ye hea, shoo, ? thye
đối cách me ouse thee ye him, her, it aam
sở hữu cách mee oure yer yer aar

Động từ

sửa

Động từ Forth và Bargy lưu giữ nhiều nét của tiếng Anh trung đại. Đuôi động từ ngôi thứ hai và ba số nhiều là -eth. Động từ quá khứ phân từ giữ lại tiền tố "y" tiếng Anh trung đại dưới dạng "ee".[7]

Danh từ

sửa

Một số danh từ có đuôi số nhiều -en (giống children tiếng Anh hiện đại), như been (số nhiều của 'bee') và tren (số nhiều của 'tree').

Từ vựng

sửa

Bảng từ vựng do Jacob Poole thu thập cho ta biết về khối từ vựng tiếng Forth và Bargy. Poole là một nông dân và thành viên của Religious Society of Friends từ Growtown của giáo xứ Taghmon cạnh biên giới giữa Bargy và Shelmalier.[8] Ông đã thu thập chúng từ các nông dân xung quanh từ năm 1800 cho đến khi mất năm 1827.

Tiếng Forth và Bargy vay mượn một số từ từ tiếng Ireland.

Từ nghi vấn

sửa
Tiếng Việt Tiếng Anh Forth and Bargy Tiếng Scots Tiếng Frisia Tiếng Hạ Saxon Tiếng Hà Lan Tiếng Đức Tiếng Goth
ai who fho wha
fa trong phương ngữ Scots Doria
wa wel/wokeen wie wer ƕas
cái gì what fade whit
fit trong phương ngữ Scots Doria
wat wat wat was ƕat
khi nào when fan whan
fan trong phương ngữ Scots Doria
wannear wanneer wanneer wann ƕan
ở đâu where fidi whaur
faur trong phương ngữ Scots Doria
wêr wo/woneem waar wo ƕar
tại sao why farthoo why
fy trong phương ngữ Scots Doria
wêrom worüm waarom warum
(cái) nào which wich whilk hokker welk welk welche ƕileiks
như thế nào how fowe hou hoe wo/woans hoe wie ƕai

Giới từ

sửa
Tiếng Việt Tiếng Anh Forth and Bargy Tiếng Scots Tiếng Frisia Tiếng Hạ Saxon Tiếng Hà Lan Tiếng Đức
về about abut aboot om/rûn üm/rund om/rond um/rund
trên (cái gì đó) above aboo abuin boppe baven boven über
chống lại against ayenst agin tsjin gegen tegen gegen
giữa among amang amang ûnder/tusken mang/twüschen onder/tussen unter/zwischen
quanh around arent aroond om üm om/rond um
ở bên at/by adh/bee at/by by bi om/bij bei
trước before avar afore foar vöör voor vor
dưới below/beneath/under aloghe ablo/aneath/unner ûnder (to)neddern/nedder, ünnen/ünner beneden/onder unten/unter
cạnh bên beside/next to besithe/neeshte aside/neist nêst/njonken blangen/neven bezijden/naast/neven neben
giữa between/betwixt/'twixt betweesk/beteesh atween/atweesh tusken twüschen tussen zwischen
cho for vor for foar för voor für
từ from vrom/vrem/vreem frae fan vun van von
trong in i/ing in yn in in in
(ra) ngoài, (ra) khỏi out ut/udh oot út uut uit aus
quá, hết over ower/oer ower oer över over über
qua through trugh throu troch döör door durch
với with wee wi mei mit met mit

Từ khác

sửa
Tiếng Việt Tiếng Anh Forth and Bargy Tiếng Scots Tiếng Frisia Tiếng Hạ Saxon Tiếng Hà Lan Tiếng Đức Tiếng Ireland
Wexford Weisforthe Wexford "Wexford" "Wexford" "Wexford"
("West-voorde")
"Wexford"
("Westfurt")
Loch Garman
mặt trời sun zin sun sinne Sünn zon Sonne [zɔnə] Grian
đất đai land loan, lhoan laund lân Land land Land Talamh
ngày day dei, die day dei Dag dag Tag
chính bạn yourself theezil yersel dysels du sülvst/sülven jezelf du selbst [du zɛlpst], du selber tú féin
bạn friend vriene fere freon Fründ vriend Freund Cara
the a, ee the de, it de, den, dat de, het der, die, das, des, dem, den an, na
thứ thing dhing hing ting Ding ding Ding rud, ní
đi go ee-go gae/gang/gan gean gaan gaan gehen dul (go), imeacht (go away)
sợ fear vear fear frees Forcht, Bang, Angst vrees, angst Furcht, Angst eagla
cũ, cổ old yola, yole auld âld oold, oll- oud alt sean, seanda, aosta

Số đếm

sửa
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
oan twye/twyne dhree voure veeve zeese zeven ayght neen dhen

So sánh với phương ngữ Dorset: one, two, dree, vower, vive, zix, zeven, aïght, nine, ten.

Chú thích

sửa
  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Yola”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ Hickey, Raymond (2005). Dublin English: Evolution and Change. John Benjamins Publishing. tr. 238. ISBN 90-272-4895-8.
  3. ^ a b Hickey, Raymond (2005). Dublin English: Evolution and Change. John Benjamins Publishing. tr. 196–198. ISBN 90-272-4895-8.
  4. ^ a b Hickey, Raymond (2002). A Source Book for Irish English. John Benjamins Publishing. tr. 28–29. ISBN 9027237530.
  5. ^ Hickey, R. (1988). A lost Middle English dialect. Historical Dialectology: Regional and Social, 37, 235.
  6. ^ O'Rahilly, T. F (1932). “The Accent in the English of South-east Wexford”. Irish Dialects Past and Present. Dublin: Browne and Nolan. tr. 94–98. Reprinted 1972 by the Dublin Institute for Advanced Studies, ISBN 0-901282-55-3.
  7. ^ a b Poole 1867, p.133.
  8. ^ Jacob Poole of Growtown.

Tài liệu

sửa
  • Dolan, T. P.; D. Ó Muirithe (1996). The Dialect of Forth and Bargy Co. Wexford, Ireland. Four Courts Press. ISBN 1-85182-200-3.
  • Hickey, Raymond (2005). Dublin English: Evolution and Change. John Benjamins Publishing. ISBN 90-272-4895-8.
  • Hickey, Raymond (2002). A Source Book for Irish English (PDF). Amsterdam: John Benjamins Publishing. tr. 28–29. ISBN 90-272-3753-0. ISBN 1-58811-209-8 (US)
  • Ó Muirithe, Diarmaid (1977). “The Anglo-Norman and their English Dialect of South-East Wexford”. The English Language in Ireland. Mercier Press. ISBN 0853424527.
  • O'Rahilly, T. F (1932). “The Accent in the English of South-east Wexford”. Irish Dialects Past and Present. Dublin: Browne and Nolan. tr. 94–98.
  • Poole's Glossary (1867) – Ed. Rev. William Barnes (Editorial 'Observations')
  • Poole's Glossary (1979) – Ed. Dr. D. O'Muirithe & T.P. Dolan (Corrected Etymologies)

Liên kết ngoài

sửa