Tiếng Yết (giản thể: 羯语; phồn thể: 羯語; bính âm: Jiéyǔ[4]) là một ngôn ngữ thất truyền chưa được phân loại, từng được sử dụng ở đông bắc Trung Quốc dưới triều Hậu Triệu do người Yết, trước là một phần của liên minh Hung Nô, cai trị. Ngôn ngữ này được coi là thuộc ngữ hệ Yenisei hoặc Turk.

Tiếng Yết
Chieh[1][2]
*Kɨr[2]/*Kjet[3]
Sử dụng tạiHậu Triệu
Khu vựcHoa Bắc
Dân tộcYết
Phân loạiCó thể là Enisei hoặc Turk
  • (nếu thuộc Enisei) Pumpokol
    • Tiếng Yết
Hệ chữ viếtphiên âm bằng chữ Hán
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3Không
GlottologKhông có
Bản đồ Thập lục quốc năm 338, bao gồm nhà Hậu Triệu ("Later Zhao") do người Yết cai trị.

Sự chứng thực

sửa

Chỉ có một cụm từ trong tiếng mẹ đẻ của người Yết được biết đến, do tu sĩ Phật giáo và nhà truyền đạo người Quy Từ Phật Đồ Trừng cung cấp. Cụm từ này được ghi trong Tấn thư dưới dạng 秀支替戾岡,僕穀劬禿當 và được cho là có liên quan đến cuộc chiến của Thạch Lặc chống lại Lưu Diệu vào năm 328.[5] Được được dịch sang tiếng Trung Quốc như sau:

Văn bản Tiếng Hán trung cổ[a] Nghĩa
秀支 [si̯u-ci̯e] "quân"
替戾岡 [tʰei-let/lei-kɑŋ] "ra (trận)"
僕穀 [bok/buk-kuk/yok] 劉曜胡位 "tên man di của Lưu Diệu"
劬禿當 [ɡi̯u̯o-tʰuk-tɑŋ] "bắt"

Phân tích

sửa

Thuộc ngữ hệ Turk

sửa

Cụm từ này đã được phân tích trong một số ấn phẩm. Shiratori (1900),[6] Ramstedt (1922),[7] Bazin (1948),[8] von Gabain (1950),[9] Shervashidze (1986),[10] và Shimunek (2015)[2]:149 cho rằng nó thuộc ngữ hệ Turk, đồng thời đưa ra cách phiên âm và bản dịch của họ:

Ramstedt Bazin von Gabain Shervashidze Shimunek
Sükä talıqın

bügüg tutun!

Süg tägti ıdqaŋ

boquγıγ tutqaŋ!

Särig tılıtqan

buγuγ kötürkän

Sükâ tol'iqtin

buγuγ qodigo(d)tin

su-Ø kete-r erkan

boklug-gu tukta-ŋ

Đi đánh trận

[và] bắt bügü!

Đưa quân đi tấn công,

và bắt chỉ huy!

Ngươi sẽ đem quân ra,

ngươi sẽ bắt con hươu

Ngươi đi đến đội quân

Phế truất buγuγ

Khi quân xuất trận,

hãy bắt Boklug!

Thuộc ngữ hệ Enisei

sửa

Edwin G. Pulleyblank (1963) lập luận rằng cách diễn giải bằng tiếng Turk không thực sự thành công vì chúng mâu thuẫn với các giá trị ngữ âm của văn bản tiếng Trung và bản dịch tiếng Trung. Thay vào đó, ông đề xuất mối liên hệ với các ngôn ngữ Enisei, cũng như nhận xét về đuôi của động từ Enisei, đặc biệt phổ biến ở tiếng Kott.[1]:264

Alexander Vovin (2000) đã đưa ra bản dịch sau đây dựa trên ngữ hệ Enisei, chứng thực những phát hiện của Pulleyblank.[11] Vovin (2000) ngụ ý mối liên hệ với nhánh Nam Enisei, và đã nhận được sự đồng tình từ những nhà Enisei học khác.

suke

quân

t-i-r-ek-ang

PV-CM-PERF-đi ra-3P

bok-kok

bok-kok

k-o-t-o-kt-ang

PV-?-OBJ-CM-catch-3P

suke t-i-r-ek-ang bok-kok k-o-t-o-kt-ang

quân {PV-CM-PERF-đi ra-3P} bok-kok PV-?-OBJ-CM-catch-3P

Quân đã ra trận. [Họ] sẽ bắt Bokkok.

Có thể thấy đuôi động từ trong tiếng Yết, là một đuôi động từ phổ biến trong các ngôn ngữ Enisei, đặc biệt là tiếng Kott. Dạng cùng nguồn gốc của từ tiếng Yết "kot-o-kt-aŋ" "họ sẽ bắt" trong tiếng Ket là "d-kas-a-qos-n", thể hiện đặc điểm của tiếng Pumpokol trong đó âm /t/ tương ứng với âm /s/ trong tiếng Ket, do đó tiếng Yết được cho là có quan hệ gần gũi với tiếng Pumpokol. Từ "kel" "chiến đấu" trong tiếng Arin một phần trùng khớp với âm tiết thứ hai của *śuke "quân", tuy nhiên mối liên hệ này không rõ ràng và Vovin cho rằng đây là một từ mượn, vì nếu những người nói tiếng Pumpokol trở thành một phần của Hung Nô, từ chỉ quân đội có thể đã được vay mượn.[3]

Vovin và cộng sự (2016) sửa lại bản dịch trên, cũng như sắp xếp các động từ theo mẫu động từ Ket và chỉ trích cách Shimunek và cộng sự phân tích cụm từ.[3]

śuke

quân

t-il-ek-ang

out-PAST-go-3ANIM.PL.SBJ

bok-kok

?

got-o-kt-aŋ

bàn chân(?)-3MASC.SG.OBJ-lấy-3ANIM.PL.SBJ

śuke t-il-ek-ang bok-kok got-o-kt-aŋ

quân {out-PAST-go-3ANIM.PL.SBJ} ? {bàn chân(?)-3MASC.SG.OBJ-lấy-3ANIM.PL.SBJ}

Quân ra trận và sẽ bắt Bokkok!

Ghi chú

sửa
  1. ^ Phát âm tiếng Hán trung cổ dựa theo Pulleyblank.[1]:264

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b c Pulleyblank, Edwin George (1963). “The consonantal system of Old Chinese. Part II” (PDF). Asia Major. 9: 206–265. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2011.
  2. ^ a b c Shimunek, Andrew; Beckwith, Christopher I.; Washington, Jonathan North; Kontovas, Nicholas; Niyaz, Kurban (2015). “The Earliest Attested Turkic Language: The Chieh (*Kir) Language of the Fourth Century A.D.”. Journal Asiatique. 303 (1): 143–151. doi:10.2143/JA.303.1.3085124.
  3. ^ a b c Vovin, Alexander; Vajda, Edward; de la Vaissière, Etienne (2016). “Who Were the *Kjet (羯) and What Language Did They Speak?”. Journal Asiatique. 304 (1): 125–144. doi:10.2143/JA.304.1.3146838.
  4. ^ 张昌圣. "《晋书·佛图澄传》之羯语探源". 四川大学学报: 哲学社会科学版 3 (1995): 48-56.
  5. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên :2
  6. ^ Shiratori, Kurakichi, Uber die Sprache des Hiung-nu Stammes und der Tung-hu-Stdmme, Tokyo, 1900
  7. ^ Ramstedt G.J., "Zur Frage nach der Stellung des Tschuwassischen" (On the question of the position of the Chuvash), Journal de la Société finno-ougrienne 38, 1922, pp. 1–34
  8. ^ Bazin, Louis (1948). “Un texte proto-turc du IVe siècle: le distique hiong-nou du "Tsin-chou"”. Oriens. 1 (2): 208–219. doi:10.2307/1578997. JSTOR 1578997.
  9. ^ von Gabain, Annemarie (1950). “Louis Bazin: Un texte proto-turc du IVe siècle: le distique hiong-nou du "Tsin-chou" (Besprechung)”. Der Islam. 29: 244–246.
  10. ^ Shervashidze I.N. "Verb forms in the language of the Turkic runiform inscriptions", Tbilisi, 1986, pp. 3–9
  11. ^ Vovin, Alexander (2000). “Did the Xiong-nu Speak a Yeniseian Language?”. Central Asiatic Journal. 44 (1): 87–104. ISSN 0008-9192.