Tiếng Valencia[3] (nội danh: valencià, llengua valenciana hoặc thành idioma valencià) là tên lịch sử, truyền thống và chính thức được sử dụng trong Cộng đồng Valencia (Tây Ban Nha) và chính thức thêm tại comarca El CarcheMurcia (Tây Ban Nha),[4][5][6][7] để chỉ một ngôn ngữ Rôman còn được gọi là tiếng Catalunya.[note 1][note 2][8][9][10][11][12] Đạo luật tự trị năm 1982 của Cộng đồng Valencia và Hiến pháp Tây Ban Nha chính thức công nhận tiếng Valencia là ngôn ngữ khu vực.

Tiếng Valencia
valencià
Phát âm[valensiˈa, ba-]
Sử dụng tạiTây Ban Nha
Khu vựcValencia, Murcia (Carche)
Tổng số người nói2,4 triệu
Dân tộcngười Valencia
Phân loạiẤn-Âu
Hệ chữ viếtchữ Latinh
Địa vị chính thức
Ngôn ngữ chính thức tại
Ở Tây Ban Nha:  Cộng đồng Valencia
Quy định bởiAcadèmia Valenciana de la Llengua
Mã ngôn ngữ
GlottologKhông có

Tên gọi Valencia thường được sử dụng để chỉ toàn bộ ngôn ngữ[13][14] hoặc các dạng ngôn ngữ cụ thể của Valencia[note 3][15][16]. Theo các nghiên cứu ngôn ngữ học, các loại ngôn ngữ này được nói trong Cộng đồng Valencia và El Carche không thể được coi là một phương ngữ giới hạn trong ranh giới các khu vực này này: một số phương ngữ tiếng Valencia (Valencia Alicante, Valencia Nam, Valencia Trung hoặc Apitxat, Valencia Castellón và Valencian chuyển tiếp) có lẽ thuộc nhóm miền Tây của phương ngữ tiếng Catalan.[17][18] Tiếng Valencia biểu hiện các đặc điểm chuyển tiếp giữa các ngôn ngữ Iberia-Rômancác ngôn ngữ Gallo-Rôman. Sự tương đồng của nó với tiếng Occitan đã khiến nhiều tác giả nhóm nó vào nhóm ngôn ngữ Occitan-Rôman.

Tình trạng chính thức

sửa

Tình trạng chính thức của tiếng Valencia được quy định bởi Hiến pháp Tây Ban Nha và Đạo luật tự trị Valencia, cùng với Luật sử dụng và giáo dục tiếng Valencia.

Phân bố

sửa

Tiếng Valencia không được nói khắp Cộng đồng Valencia. Khoảng một phần tư lãnh thổ của nó, tương đương với 10% dân số (phần nội địa và các khu vực ở cực nam), theo truyền thống chỉ nói tiếng Castila, trong khi tiếng Valencia được nói ở các mức độ khác nhau ở nơi khác.

Ngoài ra, nó cũng được nói bởi một số người đang giảm ở Carche, một vùng nông thôn ở Vùng Murcia tiếp giáp với Cộng đồng Valencia; tuy nhiên tiếng Valencia không có bất kỳ sự công nhận chính thức nào trong khu vực này. Mặc dù tiếng Valencia là một phần quan trọng trong lịch sử của khu vực, nhưng ngày nay chỉ có khoảng 600 người có thể nói tiếng Valencia tại Carche.[19]

Phương ngữ của Valencia

sửa

Valencia chuẩn

sửa

Viện hàn lâm nghiên cứu Valencia (Acadèmia Valenciana de la Llengua, AVL), được xác lập theo luật năm 1998 bởi chính phủ tự trị Valencia và được thành lập vào năm 2001, chịu trách nhiệm chỉ đạo các quy tắc chính thức điều chỉnh việc sử dụng tiếng Valencia.[20] Hiện nay, phần lớn những người viết bằng Valencia sử dụng chuẩn này.[21]

Tiếng Valencia chuẩn dựa trên tiêu chuẩn của Viện nghiên cứu tiếng Catalunya (Acadut d'Estudis Catalans, IEC), được sử dụng ở Catalunya, với một vài điều chỉnh.[22] Tiêu chuẩn này gần như tuân theo Quy tắc Castelló (Normes de Castelló) từ năm 1932,[23] một bộ hướng dẫn sử dụng được coi là sự thỏa hiệp giữa bản chất và phong cách của hướng dẫn của Pompeu Fabra, nhưng cũng cho phép sử dụng đặc điểm riêng của Valencia.

Các phương ngữ Valencia

sửa
 
Phân nhóm của tiếng Valencia
  • Valencia chuyển tiếp (valencià de transició hoặc tortosí): chỉ được nói ở các khu vực cực bắc của tỉnh Castellón tại các thị trấn như Benicarló hoặc Vinaròs, khu vực Matarranya ở Aragon (tỉnh Teruel), và một khu vực biên giới phía nam của Catalunya bao quanh Tortosa, ở tỉnh Tarragona.
  • Valencia Bắc (valencià septentrional hoặc castellonenc): được nói ở một khu vực xung quanh thành phố Castellón de la Plana.
  • Valencia Trung (valencià central hoặc apitxat), được nói ở thành phố Valencia và khu vực quanh của nó, nhưng không được sử dụng như tiêu chuẩn của phương tiện truyền thông Valencia.
  • Valencia Nam (Valencià meridional): nói trong khu vực tiếp giáp comarques nằm ở mạn nam của tỉnh Valencia và phần cực bắc thuộc tỉnh Alicante. Phân nhóm này được coi là Valencia chuẩn.
  • Valencia Alicante (valencià alacantí): được nói ở miền nam của tỉnh Alicante và khu vực Carche ở Murcia.

Chú thích

sửa
  1. ^ The Valencian Normative Dictionary of the Valencian Academy of the Language states that Valencian is a "romance language spoken in the Valencian Community, as well as in Catalonia, the Balearic Islands, the French department of the Pyrénées-Orientales, the Principality of Andorra, the eastern flank of Aragon and the Sardinian town of Alghero (unique in Italy), where it receives the name of 'Catalan'."
  2. ^ The Catalan Language Dictionary of the Institut d'Estudis Catalans states in the sixth definition of Valencian that it is equivalent to Catalan language in the Valencian community.
  3. ^ The Catalan Language Dictionary of the Institut d'Estudis Catalans states in the second definition of Valencian that it is the Western dialect of Catalan spoken in the Valencian Community.

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b Some Iberian scholars may alternatively classify Catalan as Iberian Romance/East Iberian.
  2. ^ Wheeler 2006.
  3. ^ “LEY ORGÁNICA 1/2006, de 10 de abril, de Reforma de la Ley Orgánica 5/1982, de 1 de julio, de Estatuto de Autonomía de la Comunidad Valenciana” (pdf). Generalitat Valenciana. ngày 10 tháng 4 năm 2006. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2013.
  4. ^ Acadèmia Valenciana de la Llengua (ngày 23 tháng 7 năm 2013). “El valencià continua viu en la comarca murciana del Carxe”. avl.gva.es (bằng tiếng Catalan). Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2014.
  5. ^ “El valenciano 'conquista' El Carche”. La Opinión de Murcia. ngày 12 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2016.
  6. ^ Miquel Hernandis (ngày 21 tháng 2 năm 2016). “En Murcia quieren hablar valenciano”. El Mundo. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2016.
  7. ^ “La AVL publica una 'Gramàtica Valenciana Bàsica' con las formas más "genuinas" y "vivas" de su tradición histórica”. 20minutos.es. Europa Press. ngày 22 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2016.
  8. ^ “Valenciano, na”. Diccionario de la Real Academia Española (bằng tiếng Tây Ban Nha). Real Academia Española. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2017.
  9. ^ “Dictamen sobre los Principios y Criterios para la Defensa de la Denominación y entidad del Valenciano” (PDF). It is a fact the in Spain there are two equally legal names for referring to this language: Valencian, as stated by the Statute of Autonomy of the Valencian Community, and Catalan, as recognised in the Statutes of Catalonia and Balearic Islands.
  10. ^ «Otra sentencia equipara valenciano y catalán en las oposiciones, y ya van 13.» 20 minutos, ngày 7 tháng 1 năm 2008.
  11. ^ DECRETO 84/2008, de 6 de junio, del Consell, por el que se ejecuta la sentencia de 20 de junio de 2005, de la Sala de lo Contencioso-Administrativo del Tribunal Superior de Justicia de la Comunitat Valenciana Lưu trữ 2010-03-25 tại Wayback Machine.
  12. ^ “no trobat”. sindicat.net. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2019.
  13. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên DNV_AVL_1
  14. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên IEC
  15. ^ Acadèmia Valenciana de la Llengua (ngày 9 tháng 2 năm 2005). “Acord de l'Acadèmia Valenciana de la Llengua (AVL), adoptat en la reunió plenària del 9 de febrer del 2005, pel qual s'aprova el dictamen sobre els principis i criteris per a la defensa de la denominació i l'entitat del valencià” (PDF) (bằng tiếng Catalan). tr. 52. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 23 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2013.
  16. ^ Institut d'Estudis Catalans. “Resultats de la consulta:valencià”. DIEC 2 (bằng tiếng Catalan). Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2016. 2 6 m. [FL] Al País Valencià, llengua catalana.
  17. ^ Alcover, Antoni Maria (1983). Per la llengua (bằng tiếng Catalan). Barcelona. tr. 37. ISBN 9788472025448. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2012.
  18. ^ Moll, Francesc de Borja. Gramàtica catalana: Referida especialment a les Illes Balears (bằng tiếng Catalan). tr. 12–14. ISBN 84-273-0044-1. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2019.
  19. ^ D. Martínez (ngày 26 tháng 11 năm 2011). “Una isla valenciana en Murcia”. ABC (bằng tiếng Tây Ban Nha). Alicante, Spain. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2017.
  20. ^ Statute of Autonomy of the Valencian Community, article 6, section 4.
  21. ^ Lledó 2011, tr. 339.
  22. ^ Lledó 2011, tr. 338.
  23. ^ Acadèmia Valenciana de la Llengua 2005.

Tài liệu

sửa

Liên kết ngoài

sửa
Các tài liệu