Tiếng Purépecha hay tiếng P'urhépecha [pʰuˈɽepet͡ʃa] (Phorhé, Phorhépecha), cũng thường gọi là tiếng Tarascan (tiếng Tây Ban Nha: Tarasco),[2] là một ngôn ngữ tách biệt hoặc một hệ ngôn ngữ nhỏ được nói bởi hơn một trăm nghìn người Purépecha tại vùng núi cao của bang Michoacán, México.

Tiếng Purépecha
Tarascan
P'urhépecha
Phát âm[pʰuˈɽepet͡ʃa]
Sử dụng tạiMéxico
Khu vựcMichoacán
Tổng số người nói125.000 (thống kê 2010)
Dân tộcNgười Purépecha
Phân loạiNgôn ngữ tách biệt
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3cả hai:
tsz – Đông
pua – Tây
Glottologtara1323[1]
Phân bố của tiếng Purépecha tại bang Michoacán
Bài viết này có chứa ký tự ngữ âm IPA. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để biết hướng dẫn giới thiệu về các ký hiệu IPA, xem Trợ giúp:IPA.

Tiếng Purépecha từng là ngôn ngữ chính của nhà nước Tarascan (một quốc gia thời kỳ tiền Colombo) và từng phổ biến khắp vùng tây nam México vào thời kỳ hoàng kim (khoảng 1400–1521).

Dù được nói trong biên giới vùng Trung Bộ châu Mỹ, tiếng Purépecha không chia sẻ nhiều đặc điểm với các ngôn ngữ Trung Bộ châu Mỹ khác.

Phân loại

sửa

Tiếng Purépecha từ lâu đã được phân loại là một ngôn ngữ tách biệt, không liên quan đến bất kỳ ngôn ngữ nào khác. Greenberg xếp nó vào hệ ngôn ngữ Chibcha,[3] nhưng cũng như nhiều phân loại khác của ông, điều này bị các chuyên gia khác bác bỏ.[4]

Tiếng Purépecha có một số phương ngữ[5]SIL International xếp vào hai ngôn ngữ, nhưng Campbell (1997) xem tiếng Purépecha như một ngôn ngữ đơn nhất.

Tình trạng

sửa

Tiếng Purépecha chủ yếu được nói tại khu vực nông thôn trên vùng cao Michoacán. Trung tâm trước đây của nhà nước Tarascan là vùng xung quanh hồ Pátzcuaro, và nơi đây vẫn là một địa điểm quan trọng đối với cộng đồng Purépecha. Ethnologue cho rằng tiếng Purépecha gồm hai ngôn ngữ: một hiện diện quanh Pátzcuaro, và một được nói quanh Zamora, Los Reyes de Salgado, Paracho de Verduzco, và Pamatácuaro, tất cả đều lân cận núi lửa Parícutin. Do hiện tượng di cư, nay cũng có những cộng đồng người nói tại Guadalajara, Tijuana, thành phố México và Hoa Kỳ. Tổng số người nói đang tăng lên (58.000 năm 1960, 96.000 năm 1990 và 120.000 năm 2000[6]), nhưng số phần trăm người đơn ngữ đang giảm. Ngày nay số người đơn ngữ là dưới 10%.[6]

Chú thích

sửa
  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Tarascan”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ “MICHOACÁN: A STRUGGLE FOR IDENTITY”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2017.
  3. ^ Greenberg 1987.
  4. ^ Campbell 1997.
  5. ^ Friedrich 1971a.
  6. ^ a b Villavicencio Zarza 2006, tr. 53.

Liên kết ngoài

sửa