Tiếng Nhật Trung cổ
Tiếng Nhật Trung cổ (中古日本語 (Trung Cổ Nhật Bản ngữ) chūko nihongo) là một giai đoạn của tiếng Nhật được dùng từ năm 794 đến 1185, tức là vào Thời kỳ Heian. Nó là hậu duệ của tiếng Nhật cổ (上古日本語 ( (Thượng Cổ Nhật Bản ngữ))).
Tiếng Nhật Trung cổ | |
---|---|
中古日本語 | |
Khu vực | Nhật Bản |
Mất hết người bản ngữ vào | Phát triển đến cuối thời kỳ Heian |
Phân loại | Ngữ hệ Nhật Bản
|
Ngôn ngữ tiền thân | Tiếng Nhật Thượng đại
|
Hệ chữ viết | Hiragana, katakana và chữ Hán |
Mã ngôn ngữ | |
ISO 639-3 | ojp (Old Japanese - Tiếng Nhật Thượng đại) |
Glottolog | có Không có [1] |
Bối cảnh
sửaTrong khi tiếng Nhật cổ vay mượn kiểu chữ Trung Quốc để viết tiếng Nhật, trong thời kỳ Trung cổ đã xuất hiện hai kiểu chữ mới: Hiragana và Katakana. Bước tiến này đã đơn giản hóa việc viết chữ và đem đến một thời kỳ mới cho văn học Nhật Bản như những tác phẩm cổ Chuyện kể Genji, Chuyện kể Người chặt trúc, Chuyện kể Ise và nhiều câu chuyện khác.
Phần này cần được mở rộng. Bạn có thể giúp bằng cách mở rộng nội dung của nó. |
Âm vị
sửaNhững thay đổi về lớn về âm vị chính là những đặc điểm nổi bật của thời kỳ này:
- Sự thay đổi phụ âm bật mũi trở thành phụ âm kêu
- Sự thêm vào nguyên âm dài và âm tiết đóng vào kho âm tiết
- Đọc lướt một số phụ âm trong những hoàn cảnh nhất định
- Thay đổi trong nhịp từ nhịp theo âm tiết thành nhịp theo mora
Tiếng Nhật cổ có 86 âm tiết tách biệt, sang Tiếng Nhật Trung cổ chỉ còn 66.
a | i | u | e | o |
ka | ki | ku | ke | ko |
ga | gi | gu | ge | go |
sa | si | su | se | so |
za | zi | zu | ze | zo |
ta | ti | tu | te | to |
da | di | du | de | do |
na | ni | nu | ne | no |
ha | hi | hu | he | ho |
ba | bi | bu | be | bo |
ma | mi | mu | me | mo |
ya | yu | yo | ||
ra | ri | ru | re | ro |
wa | wi | we |
Sự khác nhau đáng chú ý nhất là sự lược bỏ Jōdai Tokushu Kanazukai (上代特殊仮名遣, "Kiểu Kana đặc biệt cổ"), kiểu chữ phân biệt rõ hai loại -i, -e, và -o. Trong khi giai đoạn bắt đầu lược bỏ này có thể dễ thấy ở cuối thời kỳ Tiếng Nhật cổ, nó đã hoàn toàn biến mất trong tiếng Nhật Trung cổ. Âm vị cuối cùng biến mất là /ko1/ và /ko2/.
Trong thế kỷ thứ X, /e/ và /ye/ nhập thành /e/, còn đến thế kỷ XI /o/ và /wo/ thành /o/[2][3][4].
Ngữ âm học
sửaNguyên âm
sửaPhụ âm
sửa/k, g/
sửa/k, g/: [k, g]
/s, z/
sửa/s, z/ gồm cả [s, z], [ts, dz], và [ʃ, ʒ]. Nó có thể khác nhau tùy vào nguyên âm theo sau, giống như tiếng Nhật hiện đại.
/t, d/
sửa/t, d/: [t, d]
/n/
sửa/n/: [n]
/h/
sửa/h/ tiếp tục nghe tương tự như [ɸ]. Với một ngoại lệ: Đến thế kỷ thứ XI, Giữa hai nguyên âm /h/ được đọc là [w].
/m/
sửa/m/: [m]
/y/
sửa/y/: [j]
/r/
sửa/r/: [r]
/w/
sửa/w/: [w]
Cấu trúc âm tiết
sửaNgữ pháp
sửaĐộng từ
sửaTiếng Nhật trung cổ thừa hưởng tất cả tám cách chia động từ từ tiếng Nhật cổ và thêm một cách mới: Hạ nhất đoạn (下一段).
Chia động từ
sửaLoại động từ | Thể tự nhiên 未然形 |
Dạng phó từ 連用形 |
Thể xác định 終止形 |
Liên thể hình 連体形 |
Dĩ nhiên hình 已然形 |
Thể mệnh lệnh 命令形 |
---|---|---|---|---|---|---|
Tứ đoạn (四段) | -a | -i | -u | -u | -e | -e |
Thượng nhất đoạn (上一段) | - | - | -ru | -ru | -re | -(yo) |
Thượng nhị đoạn (上二段) | -i | -i | -u | -uru | -ure | -i(yo) |
Hạ nhất đoạn (下一段) | -e | -e | -eru | -eru | -ere | -e(yo) |
Hạ nhị đoạn (下二段) | -e | -e | -u | -uru | -ure | -e(yo) |
Bất quy tắc KA (カ変) | -o | -i | -u | -uru | -ure | -o |
Bất quy tắc SA (サ変) | -e | -i | -u | -uru | -ure | -e(yo) |
Bất quy tắc NA (ナ変) | -a | -i | -u | -uru | -ure | -e |
Bất quy tắc RA (ラ変) | -a | -i | -i | -u | -e | -e |
Thân phụ âm / Thân nguyên âm
sửaĐộng từ có gốc kết thúc bằng một phụ âm được gọi là Thân phụ âm. Những thứ này được được phân thành những lớp chia sau: Tứ đoạn, Thượng nhị đoạn, Hạ nhất đoạn, Hạ nhị đoạn, Bất quy tắc SA, Bất quy tắc RA, Bất quy tắc KA, và Bất quy tắc NA.
Động từ có gốc kết thức bằng nguyên âm gọi là Thân nguyên âm. Những thứ này được chia trong loại sai: Thượng nhất đoạn.
Động từ bất quy tắc
sửaCó vài động từ chia bất quy tắc
- K-irregular: k- "đến"
- S-irregular: s- "làm"
- N-irregular: sin- "chết", in- "đi, chết"
- R-irregular: ar- "có", wor- "có, tồn tại"
Loại chia động từ cho mỗi loại được đặt theo tên Thân phụ âm cuối.
Tính từ
sửaCó hai loại tính từ: tính từ thường và danh tính từ.
Tính từ thường được chia nhỏ làm hai loại: những dạng phó từ kết thúc bằng -ku và những dạng kết thúc bằng -siku. Điều này đã tạo ra hai nhóm chia khác nhau:
Nhóm tính từ | Vị nhiên hình 未然形 |
Liên dụng hình 連用形 |
Chung chỉ hình 終止形 |
Liên thể hình 連体形 |
Dĩ nhiên hình 已然形 |
Mệnh lệnh hình 命令形 |
---|---|---|---|---|---|---|
-ku | -ku | -si | -ki | -kere | ||
-kara | -kari | -si | -karu | -kare | ||
-siku | -siku | -si | -siki | -sikere | ||
-sikara | -sikari | -si | -sikaru | -sikare |
Dạng -kar- và -sikar- xuất phát từ động từ ar- "có, tồn tại". Chia phó từ (-ku hoặc -siku) đi theo su với ar-.Việc chia này tạo ra sự chia bất quy tắc RA của ar-. Kết quả -ua- đọc lướt thành -a-.
Danh tính từ vẫn giữ nguyên cách chia nar- gốc và thêm tar- mới:
Loại | Vị nhiên hình 未然形 |
Liên dụng hình 連用形 |
Chung chỉ hình 終止形 |
Liên thể hình 連体形 |
Dĩ nhiên hình 已然形 |
Mệnh lệnh hình 命令形 |
---|---|---|---|---|---|---|
Nar- | -nara | -nari -ni |
-nari | -naru | -nare | -nare |
Tar- | -tara | -tari -to |
-tari | -taru | -tare | -tare |
Nar- và tar- tạo thành từ nguyên chung. Dạng nar- là một các rút gọn của hậu tố ni và động từ bất quy tắc RA ar- "thì, là": ni + ar- > nar-. Dạng tar- là sự rút gọn của hậu tố to và động từ bất quy tắc RA ar- "thì, là": to + ar- > tar-. Cả hai xuất phát từ động từ ar-.
Hệ thống chữ viết
sửaTiếng Nhật Trung cổ được viết bằng ba cách khác nhau. Theo như lưu giữ lại sớm nhất trong Man'yōgana, chữ Trung Quốc được dùng như phiên âm vào thời kỳ Tiếng Nhật cổ. Cách sử dụng này sau đó đã cho ra đời bảng chữ cái hiragana và katakana xuất phát từ sự đơn giản hóa những ký tự Trung Quốc đi.
Ghi chú
sửa- ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). có “Tiếng Nhật Trung cổ” Kiểm tra giá trị
|chapter-url=
(trợ giúp). Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology. - ^ a b Kondō, Nihongo no Rekishi, pages 67-71
- ^ a b Yamaguchi, Nihongo no Rekishi, pages 43-45
- ^ a b Frellesvig, page 73
Tham khảo
sửa- Yamaguchi, Akiho (1997). Nihongo no Rekishi. Hideo Suzuki, Ryūzō Sakanashi, Masayuki Tsukimoto. Tōkyō Daigaku Shuppankai. ISBN 4-13-082004-4.
- Kondō, Yasuhiro (2005). Nihongo no Rekishi. Masayuki Tsukimoto, Katsumi Sugiura. Hōsō Daigaku Kyōiku Shinkōkai. ISBN 4-595-30547-8.
- Ōno, Susumu (2000). Nihongo no Keisei. Iwanami Shoten. ISBN 4-00-001758-6.
- Martin, Samuel E. (1987). The Japanese Language Through Time. Yale University. ISBN 0-300-03729-5.
- Shibatani, Masayoshi (1990). The languages of Japan. Cambridge University Press. ISBN 0-521-36918-5.
- Frellesvig, Bjarke (1995). A Case Study in Diachronic Phonology: The Japanese Onbin Sound Changes. Aarhus University Press. ISBN 87-7288-489-4.