Tiếng Man

(Đổi hướng từ Tiếng Manx)

Tiếng Man (tên bản địa Gaelg or Gailck, phát âm [ɡilg] hay [ɡilk]),[3] cũng được gọi là tiếng Gael Man, là một ngôn ngữ Celt nhánh Goidel của hệ ngôn ngữ Ấn-Âu, về mặt lịch sử từng được nói bởi người Man. Chỉ một thiểu số người trên đảo Man có thể nói lưu loát ngôn ngữ này, nhưng số đông hơn có hiểu biết về nó. Tiếng Man là một phần quan trọng của văn hóa và di sản đảo Man. Dù Ned Maddrell, người cuối cùng nói tiếng Man như tiếng mẹ đẻ, đã mất vào năm 1974, ngôn ngữ này chưa bao ngờ hoàn toàn bị loại bỏ. Nhờ nhiều cố gắng để phục hồi, tiếng Man đã trở nên phổ biến hơn trên đảo, nhiều đài phát thanh, biển thông báo và một trường tiểu học song ngữ đã xuất hiện. Sự phục hồi tiếng Man đạt được là do có tài liệu lưu giữ; ví dụ, Kinh Thánh đã được dịch sang tiếng Man.

Tiếng Man
Gaelg, Gailck
Phát âm[əˈɣɪlg], [əˈɣɪlk] y Ghaelg, y Ghailk
Sử dụng tạiĐảo Man
Mất hết người bản ngữ vàoKhông còn là một ngôn ngữ thứ nhất từ năm 1974 khi Ned Maddrell qua đời.
Phục hồi1.800 người nói ngôn ngữ thứ hai, có cả trẻ con (2015)[1]
Dân tộcNgười Man
Phân loạiẤn-Âu
Địa vị chính thức
Ngôn ngữ chính thức tại
Đảo Man
Quy định bởiCoonseil ny Gaelgey (Hội đồng Gael Man)
Mã ngôn ngữ
ISO 639-1gv
ISO 639-2glv
ISO 639-3glv
Glottologmanx1243[2]
Linguasphere50-AAA-aj
ELPManx
Bài viết này có chứa ký tự ngữ âm IPA. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để biết hướng dẫn giới thiệu về các ký hiệu IPA, xem Trợ giúp:IPA.

Tên gọi

sửa

Tên bản địa/nội danh

sửa

Trong tiếng Man, nó được gọi là Gaelg hay Gailck, những từ cùng gốc với từ "Gael". Những ngôn ngữ chị em tiếng Irelandtiếng Gael Scotland dùng lần lượt nội danh Gaeilge (biến thể vùng miền Gaoluinn, Gaedhlag, Gaelge và Gaelic) và Gàidhlig. Như hai tiếng trên, tên ngôn ngữ hay đi cùng với mạo từ xác định: y Ghaelg hayy Ghailck (tiếng Ireland an Ghaeilge, tiếng Scotland a' Ghàidhlig).

Số người nói

sửa
Năm Số người nói tiếng Man Dân số đảo Man
Tổng cộng % dân số đảo
1874 16,200 30% 54,000 (1871)
1901 4,419[4] 8.1% 55,000
1911 2,382[4] 4.8% 52,000
1921 896[4] 1.5% 60,000
1931 529[4] 1% 49,000
1951 275[4] 0.5% 55,000
1974 Người cuối cùng nói tiếng Man như tiếng mẹ đẻ mất
1991 650[5] 0.9% 71,000
2001 1,500[6] 1.9% 78,000
2011 1,650[7] 1.9% 86,000
2015 1,800[8] 2% 88,000

Tham khảo

sửa
  1. ^ Sarah Whitehead. “How the Manx language came back from the dead | Education”. The Guardian. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2017.
  2. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Manx”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  3. ^ Jackson 1955, 49
  4. ^ a b c d e “Censuses of Manx Speakers”. www.isle-of-man.com. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2015.
  5. ^ Belchem, John (ngày 1 tháng 1 năm 2000). A New History of the Isle of Man: The modern period 1830-1999. Liverpool University Press. ISBN 9780853237266.
  6. ^ “2001 Isle of Man Census: Volume 2” (PDF).
  7. ^ “2011 Isle of Man Census” (PDF).
  8. ^ Whitehead, Sarah (ngày 2 tháng 4 năm 2015). “How the Manx language came back from the dead”. theguardian.com. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2015.

Liên khảo

sửa