Tiếng Latgale
Tiếng Latgale (latgalīšu volūda, tiếng Latvia: latgaliešu valoda) là một ngôn ngữ Đông Balt thường được nói ở Latgale, miền đông Latvia. Người ta tranh luận liệu nó có phải là một ngôn ngữ riêng biệt chịu ảnh hưởng nặng nề của tiếng Latvia hay không, do sự tiếp xúc lẫn nhau trong lịch sử, hoặc một phương ngữ phương Đông của tiếng Latvia.[3] Tuy nhiên, dạng tiêu chuẩn hóa của nó được công nhận và bảo vệ như là một "dạng lịch sử của tiếng Latvia" (vēsturisks latviešu valodas paveids) theo Luật Ngôn ngữ Latvia.[4] Cuộc điều tra dân số Latvia năm 2011 đã xác định rằng 8,8% dân số Latvia, tương đương 164.500 người, nói tiếng Latgale hàng ngày. Có 97.600 người trong số họ sống ở Latgale, 29.400 ở Riga và 14.400 ở khu vực Riga.[5]
Tiếng Latgale Tiếng Latvia Đông | |
---|---|
latgalīšu volūda | |
Sử dụng tại | Latvia, Nga |
Khu vực | Latgale, Selonia, Vidzeme, Siberia, Bashkiriya |
Tổng số người nói | 150.000–200.000 |
Phân loại | Ấn-Âu |
Hệ chữ viết | chữ Latinh (bảng chữ cái Latgale)[1] |
Mã ngôn ngữ | |
ISO 639-3 | ltg |
Glottolog | east2282 [2] |
Linguasphere | 54-AAB-ad Latgale |
Phân loại
sửaTiếng Latgale là một thành viên của nhánh Đông Balt của nhóm ngôn ngữ Balt trong ngữ hệ Ấn-Âu. Nhánh này cũng bao gồm tiếng Latvia, tiếng Samogitia và tiếng Litva. Tiếng Latgale là một ngôn ngữ biến tính vừa phải; số lượng dạng động từ và danh từ là đặc trưng của nhiều ngôn ngữ Balt và Slav khác.
Phân bố địa lý
sửaTiếng Latgale được nói bởi khoảng 150.000 người, chủ yếu ở Latgale, Latvia; có những cộng đồng nhỏ nói tiếng Latgale ở Nga, Xibia.
Tình trạng chính thức
sửaTừ năm 1920 đến 1934, tiếng Latgale đã được sử dụng trong chính quyền địa phương và giáo dục ở Latgale. Hiện nay, tiếng Latgale không được sử dụng làm ngôn ngữ chính thức ở bất cứ đâu tại Latvia. Chính thức được bảo vệ bởi Luật Ngôn ngữ Latvia nói rằng "Nhà nước Latvia đảm bảo việc bảo tồn, bảo vệ và phát triển ngôn ngữ văn học Latgale như một biến thể lịch sử của ngôn ngữ Latvia" (§3.4).[4] Có một ủy ban chữ viết được nhà nước hỗ trợ về ngôn ngữ Latgate.
Tham khảo
sửa- ^ Bản mẫu:E21
- ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “East Latvian”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
- ^ Druviete, Ina (ngày 22 tháng 7 năm 2001). “Recenzija par pētījumu "Valodas loma reģiona attīstībā"” (bằng tiếng Latvian). Politika.lv. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2013.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
- ^ a b “Official Language Law”. likumi.lv. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2013. Chú thích có tham số trống không rõ:
|1=
(trợ giúp) - ^ Tautas skaitīšana: Latgalē trešā daļa iedzīvotāju ikdienā lieto latgaliešu valodu
Liên kết ngoài
sửa- Latvian–Latgalian Dictionary
- Sanita Lazdiņa, Heiko F. Marten: http://www.ecmi.de/fileadmin/downloads/publications/JEMIE/2012/LazdinaMarten.pdf Latgalian in Latvia: A Continuous Struggle for Political Recognition. In: Journal on Ethnopolitics and Minority Issues in Europe
- The Two Literary Traditions of Latvians
- Some facts about Latgalian language
- The Grammar of Latgalian Language (in Latvian, PDF document) Lưu trữ 2006-03-03 tại Wayback Machine