Tiếng Rwanda hay tiếng Kinyarwanda (Ikinyarwanda, IPA: [iciɲɑɾɡwɑːndɑ], ở Uganda được gọi là Fumbira), là ngôn ngữ chính thức của Rwanda, thuộc nhóm Rwanda-Rundi, được nói bởi hơn 11 triệu người tại Rwanda, đông Cộng hòa Dân chủ Congo và những vùng lân cận thuộc Uganda (tiếng Rundi gần gũi là ngôn ngữ chính thức của nước láng giềng Burundi.)[3]

Tiếng Rwanda
Kinyarwanda
Ikinyarwanda
Sử dụng tạiRwanda, Uganda, Cộng hòa Dân chủ Congo
Tổng số người nói9,8 triệu (2007)
Phân loạiNiger-Congo
Hệ chữ viếtLatinh
Địa vị chính thức
Ngôn ngữ chính thức tại
 Rwanda
Mã ngôn ngữ
ISO 639-1rw
ISO 639-2kin
ISO 639-3kin
Glottologkiny1244[1]
Linguasphere99-AUS-df
JD.61[2]
Bài viết này có chứa ký tự ngữ âm IPA. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để biết hướng dẫn giới thiệu về các ký hiệu IPA, xem Trợ giúp:IPA.

Đây là một trong bốn ngôn ngữ chính thức của Rwanda (cùng với tiếng Anh, tiếng Pháp, và tiếng Swahili), và là ngôn ngữ của gần như toàn bộ người dân bản xứ. Điều này trái với nhiều nước châu Phi khác, những nơi mà đường biên giới được vẽ ra bởi thực dân, không tương đồng với biên giới dân tộc hay vương quốc thời tiền thuộc địa.[4]

Ngữ âm

sửa

Phụ âm

sửa
Môi-răng Đôi môi Chân răng Sau
chân răng
Vòm Ngạc mềm Thanh hầu
Mũi m n ɲ ŋ
Tắc vô thanh p t c k
hữu thanh b d ɟ g
Tắc xát vô thanh t͡s t͡ʃ
Xát vô thanh f s ʃ ç h
hữu thanh v β z ʒ
Tiếp cận j w
R ɾ

Nguyên âm

sửa
Trước Sau
Đóng i u
Nửa e o
Mở a

Cả năm nguyên âm đều có dạng ngắndài.

Thanh điệu

sửa

Tiếng Rwanda là một ngôn ngữ thanh điệu. Như nhiều ngôn ngữ Bantu khác, tiếng Rwanda phân biệt giữa thanh cao và thấp (thanh thấp có thể xem như không có).

Ngữ pháp

sửa

Danh từ

sửa

Tiếng Rwanda có 16 lớp danh từ. Bảng dưới là các lớp từ và cách chúng được cặp theo đôi.

Tiền tố Lớp Số Thường dùng cho Ví dụ
Bantu Cox ???
umu- 1 1 số ít con người umuntu – người (cá nhân)
aba- 2 số nhiều abantu – con người
umu- 3 2 số ít cây cối, các thứ dài, rộng umusozi – quả đồi
imi- 4 số nhiều imisozi – những quả đồi
iri- 5 5 3 số ít chất lỏng, những thứ đi chung với nhau thành chùm, đám iryinyo – cái răng
ama- 6 5/8/9 3/8/9 số nhiều amenyo – những cái răng
iki- 7 4 số ít những thứ chung chung, to lớn, hay khác thường ikintu – thứ
ibi- 8 số nhiều ibintu – những thứ
in- 9 3 5 số ít một số loại cây, động vật và đồ dùng trong gia đình inka – con bò
in- 10 3/6 5/6 số nhiều inka – những con bò
uru- 11 6 số ít pha trộn, phần của cơ thể urugo – cái nhà
aka- 12 7 số ít dạng giảm nhẹ của những danh từ akantu – thứ nhỏ
utu- 13 số nhiều utuntu – những thứ nhỏ
ubu- 14 8 không đếm được danh từ trừu tượng, tính chất hay trạng thái ubuntu – sự rộng lượng
uku- 15 9 không đếm được hành động và danh động từ ukuntu – cách thức, phương pháp
aha- 16 10 không đếm được nơi chốn, vị trí ahantu – nơi

Động từ

sửa

Tất cả động từ ở dạng vô định bắt đầu bằng ku- (hay kw- trước nguyên âm, gu- trước phụ âm vô thanh theo luật Dahl). Khi chia động từ, tiền tố vô định (ku-, kw-, gu-) được thay thế bởi tiền tố tương ứng với chủ từ trong câu. Sau đó phụ tố chỉ thì có thể được lồng vào.

số ít số ít trước nguyên âm số nhiều số nhiều trước nguyên âm
I a- y- ba- b-
II u- w- i- y-
III ri- ry- a- y-
IV ki- cy- bi- by-
V i- y- zi- z-
VI ru- rw- zi- z-
VII ka- k- tu- tw-
VIII bu- bw- bu- bw-
IX ku- kw- a- y-
X ha- h- ha- h-

Các tiền tố tương ứng với chủ từ là như sau:

  • 'Tôi' = n-
  • 'bạn' = u-
  • 'anh ấy/cô ấy' = y-/a- (tức tiền tố lớp I số ít)
  • 'chúng tôi' = tu-
  • 'các bạn' = mu-
  • 'họ' = ba- (tiền tố lớp I số nhiều)

Các phụ tố chỉ thì như sau:

  • Hiện tại: - (không phụ tố)
  • Hiện tại tiếp diễn: -ra- (chuyển thành -da- khi đứng sau n)
  • Tương lai: -za-
  • Tiến hành tiếp diễn (tức 'vẫn đang'): -racya-
Ví dụ
Yego Dạ, vâng, đúng
Oya Không
Uvuga icyongereza? Bạn có nói tiếng Anh không?
Bite? Chuyện gì vậy?
Mwaramutse Chào buổi sáng
Ejo hashize Hôm qua
Ejo hazaza Ngày mai
Nzaza ejo Tôi sẽ đến vào ngày mai
Ubu Bây giờ
Ubufaransa Pháp
Ubwongereza Anh
Amerika Mỹ
Ubudage Đức
Ububirigi Bỉ

Chú thích

sửa
  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Kinyarwanda”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ Jouni Filip Maho, 2009. New Updated Guthrie List Online
  3. ^ "Rundi", Ethnologue, 16th Ed.
  4. ^ Boyd, J. Barron (tháng 12 năm 1979). “African Boundary Conflict: An Empirical Study”. African Studies Review. 22 (3): 1. ISSN 0002-0206. JSTOR 523892.

Tài liệu

sửa
  • Habumuremyi, Emmanuel; và đồng nghiệp (2006). IRIZA-STARTER 2006: The 1st Kinyarwanda–English and English–Kinyarwanda Dictionary. Kigali: Rural ICT-Net.
  • Jouannet, Francis (ed.) (1983). Le Kinyarwanda, langue bantu du Rwanda (bằng tiếng Pháp). Paris: SELAF.Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)
  • Kimenyi, Alexandre (1980). A Relational Grammar of Kinyarwanda. University of California Press.

Liên kết ngoài

sửa