Tiếng Kinh tại Trung Quốc
Tiếng Việt ở Trung Quốc hay Tiếng Kinh Trung Quốc (giản thể: 中国京语; phồn thể: 中國京語; Hán-Việt: Trung Quốc Kinh ngữ; bính âm: Zhōngguó Jīngyǔ) là một dạng phương ngữ tiếng Việt được nói bởi người Kinh ở Trung Quốc, chủ yếu nằm ở Quảng Tây (đặc biệt là tại Đông Hưng, Phòng Thành Cảng - nơi có người Kinh Tam Đảo). Vì người Kinh Trung Quốc chịu ảnh hưởng ít nhiều từ văn hóa Trung Hoa cận đại, vì vậy phương ngữ này có rất nhiều từ vựng tiếng Việt cổ, và một chút từ mượn đó tiếng Tráng và các phương ngữ tiếng Trung chẳng hạn như tiếng Quảng Đông hay tiếng Hoa Phổ Thông.
Tiếng Việt ở Trung Quốc | |
---|---|
Tiếng Kinh Trung Quốc | |
㗂京 Tiếng Kinh | |
Sử dụng tại | Trung Quốc |
Dân tộc | Người Kinh (Trung Quốc) |
Phân loại | Hệ Nam Á
|
Hệ chữ viết | Chữ Hán và Chữ Nôm (chủ yếu) Chữ Latinh/Chữ Quốc ngữ (bổ trợ âm) |
Mã ngôn ngữ | |
ISO 639-1 | vi |
ISO 639-2 | vie |
ISO 639-3 | vie |
IETF | vi-CN |
Về cơ bản, người Kinh ở Trung Quốc vẫn có thể nói chuyện và thông hiểu với người Việt ở Việt Nam. Với chữ viết, vì không bị ảnh hưởng bởi chính sách xóa bỏ chữ Hán và thay bằng chữ Quốc ngữ của chính quyền thuộc địa thực dân Pháp trong giai đoạn Pháp thuộc, họ vẫn sử dụng chữ Hán, đồng thời lưu truyền và dạy chữ Nôm của người Việt.[1] Những thế hệ mới đã làm quen với ký tự Latinh thì có tổ chức dạy và học chữ Quốc ngữ để hiểu cách phiên âm bằng chữ Latinh đồng thời có thể giao lưu qua văn viết với người Việt tại Việt Nam và các nước khác trên thế giới.[2]
Ngoài ra, vì người Kinh ở bao gồm cả Hồng Kông, Đài Loan và các vùng khác của Trung Quốc, hầu hết là những người nhập cư cận với hiện đại, do vậy họ hầu hết nói được tiếng Việt.
Ngữ âm
sửaNguyên âm
sửaTổng cộng 104 nguyên âm.
/aː/ | /aːi/ | /aːu/ | /aːm/ | /aːn/ | /aːŋ/ | /aːp/ | /aːt/ | /aːk/ |
/a/ | /ai/ | /au/ | /am/ | /an/ | /aŋ/ | /ap/ | /at/ | /ak/ |
/ɛ/ | /ɛu/ | /ɛm/ | /ɛn/ | /ɛŋ/ | /ɛp/ | /ɛt/ | /ɛk/ | |
/e/ | /eu/ | /em/ | /en/ | /eŋ/ | /ep/ | /et/ | /ek/ | |
/iə/ | /iəu/ | /iəm/ | /iən/ | /iəŋ/ | /iəp/ | /iət/ | /iək/ | |
/i/ | /iu/ | /im/ | /in/ | /ip/ | /it/ | |||
/ɔ/ | /ɔi/ | /ɔm/ | /ɔn/ | /ɔŋ/ | /ɔp/ | /ɔt/ | /ɔk/ | |
/ɔ:ŋ/ | /ɔ:k/ | |||||||
/o/ | /oi/ | /om/ | /on/ | /oŋ/ | /op/ | /ot/ | /ok/ | |
/uə/ | /uəi/ | /uəm/ | /uən/ | /uəŋ/ | /uət/ | /uək/ | ||
/u/ | /ui/ | /um/ | /un/ | /uŋ/ | /up/ | /ut/ | /uk/ | |
/ɯə/ | /ɯəi/ | /ɯəm/ | /ɯən/ | /ɯəŋ/ | /ɯəp/ | /ɯət/ | /ɯək/ | |
/ɯ/ | /ɯŋ/ | /ɯk/ | ||||||
/əː/ | /əːi/ | /əːm/ | /əːn/ | /əːp/ | /əːt/ | |||
/ə/ | /əi/ | /əu/ | /əm/ | /ən/ | /əp/ | /ət/ | ||
/ŋ̍/ |
- Vần /əɯ/ chỉ xuất hiện ở thán từ /həɯ5/.
- Vần /ɔ:ŋ/, /ɔ:k/, /ŋ/ chỉ xuất hiện ở từ mượn tiếng Quảng Đông.
- Vần /ɔŋ/, /ɔk/ thật ra gần /auŋ/ và /auk/.
- Vần /oŋ/, /ok/ thật ra gần /əuŋ/ và /əuk/.
- Vần "anh" và "ach", Đọc như "/a:n/" và "/a:t/".
- Vần "inh" và vần "ich", như là /in/ và /it/.
- Vần ươu (/ɯəu/) và vần ưu (/ɯu/) hợp nhất vào vần /iəu/ và vần /iu/.
- Khi các âm tiết kết thúc với phụ âm cuối -/p/; -/t/; -/k/ trùng nhau, các phụ âm cuối của âm tiết đầu tiên sẽ chuyển thành các phụ âm cuối -/m/; -/n/; -/ŋ/, không thay đổi ở âm tiết thứ hai
Phụ âm
sửaTổng cộng 28 phụ âm. /ˀb/, /m/, /f/, /v/, /p/, /pʰ/ /ts/, /tsʰ/, /s/, /t/, /tʰ/, /ˀd/, /n/, /l/, /ɬ/ /ȵ/, /j/, /ʑ/ /k/. /kʰ/, /ŋ/, /kʷ/, /kʰʷ/, /ŋʷ/, /ɣ/, /ɣʷ/, /h/, /hʷ/.
- Phụ âm "/ʑ/" chỉ hiện ra ở Vạn Vĩ (𬇕尾), Giang Bình, Đông Hưng. Các làng khác như Vu Đầu (巫頭), Sơn Tâm (山心), Quý Minh (贵明) đọc như "/j/".
- /kʰ/ và /h/ kèm với /kʰʷ/ và /hʷ/ có xu hướng nhầm lẫn lẫn nhau.
- "tr" đọc như "/t/", có một phần từ vựng đọc như là "/j/"
- "s" đọc như /tʰ/
- "d", "gi" và "r" đọc như "/j/"
- "nh" có một phần đọc như là "/j/"
- /p/, /pʰ/, /ɬ/, /tsʰ/ chỉ sử dụng ở từ mượn tiếng Quảng Đông.
- Phụ âm môi hóa chỉ duy trì ở đặt sau phụ âm vòm mềm và phụ âm thanh hầu.
Thanh điệu
sửaCó 5 âm: 平 (33), 玄 (31), 问跌 (214), 锐(35), 重 (11) và 3 âm(?) 锐 (35), 重 (22), 中入 (33). Các dấu hỏi và ngã của tiếng Việt chuẩn được gộp lại thành một. Âm giữa được sử dụng riêng cho các từ mượn tiếng Quảng Đông. Một số sách dùng để thể hiện âm sắc của các ký tự tiếng phổ thông a, à, ả, ă, á, ạ, át, ạc, v.v. với 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, chẳng hạn như: xuân [suən1], chuột [kiu2], bảy [baːi3], vẽ [vɛ4], chuối [tsuəi5], đậu [dəu6], ớt [əːt7], lạc [laːk8]. Có ba loại hiện tượng chuyển cao độ: âm đầu được đọc là điệu xuân khi lặp lại âm rơi; âm đầu được đọc là âm xuân khi lặp lại âm sắc.
Từ vựng
sửaTiếng Trung tiêu chuẩn | Tiếng Kinh Trung Quốc | Tiếng Việt tiêu chuẩn |
绵羊 | min dê | cừu |
野芭蕉 | chuối rừng | chuối dại |
花生 | đậu bao | đậu lạc |
Tham khảo
sửa- ^ “Người Kinh là dân tộc thiểu số giàu nhất ở Trung Quốc”. vov.vn. 17 tháng 9 năm 2013.
- ^ “Ngôi làng đặc biệt của những người Việt ở Quảng Tây (Trung Quốc)”. vtv.vn. 17 tháng 9 năm 2018.
- ^ 韦, 树关 (tháng 2 năm 2006). “中国京语的变异”. 广西民族大学学报(哲学社会科学版). Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2008.
- ^ 王, 绍辉. “略论广西京族语与汉语及越南语的交流现状”. 东南亚纵横: 64–68. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2008.[liên kết hỏng]