Tiếng Chittagong
Tiếng Chittagong hay Chatgaya, cũng viết là Satgaya (Bản mẫu:Lang-ctg) là một ngôn ngữ Ấn-Arya được nói ở Chittagong và ở phần lớn mạn đông nam Bangladesh. Nó có liên quan chặt chẽ với tiếng Bengal và thường được quan niệm sai lầm là một phương ngữ phi chuẩn của ngôn ngữ này, nhưng chúng không thông hiểu lẫn nhau.[3] Ước tính (2009) có 13-16 triệu người nói tiếng Chittagong, chủ yếu ở Bangladesh.[4]
Tiếng Chittagong | |
---|---|
চাটগাঁইয়া | |
চিটাইঙ্গা | |
Sử dụng tại | Bangladesh |
Tổng số người nói | 13 triệu |
Dân tộc | người Bengal |
Phân loại | Ấn-Âu
|
Hệ chữ viết | chữ Bengal[1] |
Mã ngôn ngữ | |
ISO 639-3 | ctg |
Glottolog | chit1275 [2] |
Phân loại
sửaTiếng Chittagong là một thành viên của nhóm ngôn ngữ Bengal-Assam thuộc ngữ chi Ấn-Arya, một nhánh của ngữ hệ Ấn-Âu rộng lớn. Các ngôn ngữ chị em của nó bao gồm tiếng Sylhet, tiếng Rohingya, tiếng Chakma, tiếng Assam và tiếng Bengal. Nó có nguồn gốc từ ngôn ngữ Ấn-Arya Đông trung đại, ngôn ngữ Ấn-Arya cổ đại và ngôn ngữ Ấn-Âu nguyên thủy.[5]
Hệ thống chữ viết
sửaChữ Ả Rập từng được sử dụng cho ngôn ngữ này. Chữ Bengal là chữ viết được sử dụng duy nhất hiện nay.
Xem thêm
sửaTham khảo
sửa- ^ “Chittagonian”. Ethnologue. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2018.
- ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Chittagonian”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
- ^ “Chittagonian A language of Bangladesh”. Ethnologue: Languages of the World, Sixteenth edition. 2009. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2013.
- ^ “Summary by language size”. Ethnologue: Languages of the World, Sixteenth edition. 2009. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2013.
- ^ Ethnologue (2005). “Chittagonian, a language of Bangladesh”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 2 năm 2007. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2007. Chú thích journal cần
|journal=
(trợ giúp)
Liên kết ngoài
sửaTư liệu liên quan tới Chittagonian language tại Wikimedia Commons