Tiếng Chứt (Chut, Cheut) hay tiếng Rục-Sách là một cụm phương ngữ được nói bởi dân tộc Chứt ở Việt Nam và khoảng 450 người ở tỉnh Khammouane, Lào. Nó có lẽ là ngôn ngữ Vietic gần gũi nhất với tiếng Arem.

Tiếng Chứt
Rục-Sách
Sử dụng tạiViệt Nam, Lào
Tổng số người nói1250
Dân tộcNgười Chứt
Phân loạiNam Á
Phương ngữ
Chứt
Rục
Sách
Malieng
? Kata
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3scb
Glottologchut1247[1]

Tiếng Chứt có hệ thống bốn âm vực giống tiếng Thavưng (phân biệt về cả cao độ).[2] Khác với tiếng Việt, tiếng Chứt có tiền âm tiết (với một nguyên âm không nhấn), chẳng hạn như trong từ caku:4 "gấu".[3]

Phân bố

sửa

Tiếng Chứt được nói ở các làng sau ở Việt Nam. [4]

Sách
  • Lâm Hóa
  • Hóa Tiến
  • Lâm Sum
  • Hóa Hợp
  • Hóa Lương
  • Thượng Hóa
Mày
  • Ca Oóc
  • Bai Dinh
  • Cha Lo
Rục
  • Yên Hợp
  • Phú Minh

Tham khảo

sửa
  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Chut”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ “The Vietic Branch”. sealang.net.
  3. ^ Baxter, William H.; Sagart, Laurent (2014). Old Chinese: A New Reconstruction. Oxford University Press. tr. 93. ISBN 978-0-19-994537-5.
  4. ^ Kirill Vladimirovich Babaev [Бабаев, Кирилл Владимирович]; Samarina, Irina Vladimirovna Самарина, Ирина Владимировна. 2019. Язык май. Материалы Российско-вьетнамской лингвистической экспедиции / Jazyk maj. Materialy Rossijsko-vetnamskoj lingvisticheskoj ekspeditsii. Moscow: Издательский Дом ЯСК. ISBN 978-5-907117-34-1. (bằng tiếng Nga). p.16.

Tạ Long (1975). "Về mối quan hệ cộng đồng tộc người giữa ba nhóm 'Mày', Rục, Sách". Trong Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam: Viện dân tộc học. Về vấn đề xác định thành phần các dân tộc thiểu số ở miền bắc Việt Nam, 518-530. Hà Nội: Nhà xuất bản khoa học xã hội.

Liên kết ngoài

sửa