Tiếng Alabama, còn được gọi là tiếng Alibamu [2] (tiếng Alabama: Albaamo innaaɬiilka)[3]ngôn ngữ thổ dân châu Mỹ thuộc ngữ hệ Muskogee (được cho là liên quan đến các ngôn ngữ không còn tồn tại Muklasa và Tuskegee) sử dụng bởi tộc Alabama-Coushatta của Texas[4] (trước đây sử dụng tại thị trấn tộc Alabama-Quassarte thuộc Oklahoma, nhưng không còn người nói tại đó nữa). Ngôn ngữ này gần gũi với tiếng Koasatitiếng Alapachee, nhưng cách biệt với các ngôn ngữ Muskogee khác như tiếng Hitchiti, ChickasawChoctaw.

Tiếng Alabama
Albaamo innaaɬiilka
Biển báo tại Khu bảo tồn người da đỏ Alabama-Coushatta có câu "On ti chuka" (nghĩa là "chào mừng")
Sử dụng tạiHoa Kỳ
Khu vựcTexas (hiện tại), OklahomaAlabama (trước đây)
Tổng số người nóikh. 370
Dân tộcngười Alabama
Phân loạiMuskogee
  • Đông
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3akz
Glottologalab1237[1]
Tiếng Alabama được Sách đỏ các ngôn ngữ bị đe dọa của UNESCO phân loại là Chắc chắn Đe dọa
ELPAlabama

Âm vị học

sửa

Phụ âm

sửa

Có 14 phụ âm trong tiếng Alabama.

Môi-môi Lợi Sau lợi/
Ngạc cứng
Ngạc mềm Thanh hầu
Mũi m n
Tắc p b t k
Xát f s ɬ h
Tiếp cận w l j

Âm /s/ là âm lợi chóp lưỡi ([s̺]). Các âm tắc /p t k/ thường là các âm căng và không giống với nhiều các ngôn ngữ Đông Nam khác, chúng không được hữu thanh khi đặt giữa nguyên âm. Tất cả các phụ âm đều được nhân đôi.[5] Âm tắc-xát /tʃ/ được phát âm là [s] khi nó đặt ở vị trí đầu của cụm phụ âm và âm nhân đôi của nó là [ttʃ]. Âm ồn hữu thanh duy nhất trong tiếng Alabama là /b/ (phát âm là [m] khi đặt ở vị trí cuôi âm tiết, âm nhân đôi /bb/ được phát âm là [mb][5]). Hai âm mũi biến thành âm ngạc mềm [ŋ] trước âm tắc ngạc mềm [k]. Tại vị trí cuối âm tiết, /h/ thường được phát âm là âm kéo dài của nguyên âm trước.[5]

Nguyên âm

sửa

Có ba nguyên âm (/i/, /o/, /a/). Có sự phân biệt độ dài nguyên âm. Nguyên âm có thể được mũi hóa trong bối cảnh hình thái nhất định.[5]

Vần điệu

sửa

Nhìn chung, âm tiết cuối trong tiếng Alabama mang trọng âm chính, trừ trường hợp một số bối cảnh ngữ pháp nhất định làm thay đổi trọng âm. Ngôn ngữ này cũng có hệ thống giọng cao độ với hai thanh điệu tương phản: cao và xuống cao. Hai thanh điệu này có một số tha âm vị khác nhau tùy thuộc vào độ dài nguyên âm và các phụ âm liền kề.[6]

Tham khảo

sửa
  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Alabama”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ “Ethnologue report for language code: akz”. Ethnologue.com. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2011.
  3. ^ “Alabama Dictionary”. www.lingtechcomm.unt.edu. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2023.
  4. ^ Hardy 2005, tr. 75.
  5. ^ a b c d Hardy 2005:83
  6. ^ Hardy 2005, tr. 83-84.

Nguồn

sửa

Liên kết ngoài

sửa

Bản mẫu:Ngôn ngữ tại Oklahoma