Họ Trầm
Họ Trầm[1] (danh pháp khoa học: Thymelaeaceae) là một họ thực vật có hoa. Ngoại trừ mối quan hệ chị em với họ Tepuianthaceae, người ta biết rất ít về các mối quan hệ của nó với các họ khác trong bộ Cẩm quỳ[2][3].
Họ Trầm | |
---|---|
Daphne striata | |
Phân loại khoa học | |
Giới (regnum) | Plantae |
(không phân hạng) | Angiospermae |
(không phân hạng) | Eudicots |
(không phân hạng) | Rosids |
Bộ (ordo) | Malvales |
Họ (familia) | Thymelaeaceae Juss., 1789 |
Chi điển hình | |
Thymelaea Mill., 1754 | |
Các chi | |
Xem trong bài. |
Các ước tính gần đây về số lượng loài trong họ này nằm trong khoảng từ 500 [4] tới 800[5] hay 891 loài[6]. Họ này phân bổ rộng khắp thế giới với mật độ tập trung cao tại khu vực nhiệt đới châu Phi, đông nam châu Á và Australasia[7]. Các chi tập trung chủ yếu tại châu Phi[8]. Các loài bao gồm chủ yếu là các loài cây thân gỗ và cây bụi, với một ít loài là dây leo và cây thân thảo. Nhiều loài gây ngộ độc nếu ăn phải.
Tên gọi trầm là lấy theo tên gọi thông thường của các loài trong chi Aquilaria, do tại Việt Nam có lẽ không có các loài thuộc chi Thymelaea. Dạng chủ yếu là cây gỗ và cây bụi, với một ít là dây leo hay cây thân thảo.
Kinh tế
sửaMột vài chi có tầm quan trọng kinh tế:
- Aquilaria: Chi Dó trầm, gồm các loài dó trầm (dó bầu, trầm hương), dó me, dó quýt cung cấp gỗ cũng như một loại nguyên liệu quý hiếm là trầm hương dùng trong sản xuất hương và nước hoa.
- Daphne: Chi Thụy hương, được trồng vì hoa của chúng có mùi thơm.
- Gonystylus: Có giá trị vì gỗ cứng có màu trắng
- Loài Rhamnoneuron balansae: Cây dó giấy làm giấy dó.
Phân loại
sửaPhần lớn các tác giả chia họ này thành 4 phân họ, nhưng B.E. Herber chia Thymelaeaceae thành 2 phân họ.[5] Ông giữ lại phân họ Gonostyloideae nhưng đổi tên nó thành Octolepidoideae. Ba phân họ truyền thống khác (Synandrodaphnoideae, Aquilarioideae, Thymelaeoideae) được gộp lại thành phân họ Thymelaeoideae nghĩa rộng(sensu lato) và bị giáng cấp tương ứng thành các tông là Synandrodaphneae, Aquilarieae và Daphneae. Phân họ Octolepidoideae không chia thành các tông nhưng tạm thời chia thành 2 nhóm không chính thức là nhóm Octolepis và nhóm Gonystylus. Tương tự, tông Daphneae không chia thành phân tông mà phân chia không chính thức thành 4 nhóm là nhóm Linostoma, nhóm Daphne, nhóm Phaleria và nhóm Gnidia. Tổng cộng 45 chi được Herber công nhận được gộp nhóm như sau. Ba chi trong Daphneae được đặt ở vị trí incertae sedis (không gán vào nhóm cụ thể nào hoặc nằm trong nhóm riêng của chính chúng).
- Octolepidoideae
- Thymelaeoideae
- Synandrodaphneae: Synandrodaphne.
- Aquilarieae: Aquilaria, Gyrinops.
- Daphneae
- Nhóm Linostoma: Craterosiphon, Dicranolepis, Enkleia, Jedda, Linostoma, Lophostoma, Synaptolepis.
- Nhóm Phaleria: Peddiea, Phaleria.
- Nhóm Daphne: Daphne, Daphnopsis, Diarthron, Dirca, Edgeworthia, Funifera, Goodallia, Lagetta, Ovidia, Rhamnoneuron, Schoenobiblus, Stellera, Thymelaea, Wikstroemia.
- Nhóm Gnidia: Dais, Drapetes, Gnidia, Kelleria, Lachnaea, Passerina, Pimelea, Struthiola.
- Incertae sedis: Linodendron, Stephanodaphne, Lasiadenia.
Các chi
sửaPeter F. Stevens của APG công nhận 46-50 chi trong họ Thymelaeaceae[6]. Chúng được liệt kê dưới đây.[9] B. E. Herber công nhận 45 chi, loại bỏ Tepuianthus ra khỏi họ, nhập Atemnosiphon và Englerodaphne vào chi Gnidia, Eriosolena vào chi Daphne, và Thecanthes vào chi Pimelea[5]
Các chi có số loài lớn nhất bao gồm: Gnidia (160), Pimelea (110), Daphne (95), Wikstroemia (70), Daphnopsis (65), Struthiola (35), Lachnaea (30), Thymelaea (30), Phaleria (30) và Gonystylus (25)[5].
Phát sinh chủng loài
sửaPhát sinh chủng loài phân tử đầu tiên cho họ Thymelaeaceae được công bố năm 2002[4]. Nó dựa trên 2 khu vực của DNA lạp lục. Chúng là gen rbcL và không gian liên gen giữa các gen phiên mã trnL và trnF của RNA. Bốn mươi mốt loài được lấy mẫu. Năm 2008, Marline Rautenbach đã thực hiện một nghiên cứu phát sinh chủng loài trong đó 143 loài dược lấy mẫu. Việc lấy mẫu chủ yếu tập trung trong nhóm Gnidia, nhưng việc lấy mẫu trong phần còn lại của họ đã được thực hiện tích cực trong các nghiên cứu trước đó. Bổ sung cho các dữ liệu rbcL và trnL-F, các chuỗi của khu vực ITS (không gian phiên mã nội tại) của nrDNA (DNA ribosome nhân) cũng được sử dụng. Tất cả các nhánh được hỗ trợ mạnh trong các nghiên cứu trước đó đã được phục hồi với sự hỗ trợ thống kê thậm chí còn mạnh hơn.
Cây phát sinh dưới đây lấy từ cây phát sinh của Rautenbach (2002).
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Thymelaeoideae |
| |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hình ảnh
sửaChú thích
sửa- ^ “Thông tư 40/2013/TT-BNNPTNT ban hành Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong các Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 13 tháng 5 năm 2014.
- ^ Peter F. Stevens (2001 onwards). Malvales trong website của Angiosperm Phylogeny Group trong website của Missouri Botanical Garden.
- ^ Bayer C., Fay M. F., Bruijn A. Y., Savolainen V., Morton C.M., Kubitzki K., Alverson W. S., Chase M. W. (1999). Support for an expanded family concept of Malvaceae within a recircumscribed order Malvales. Botanical Journal of the Linnean Society 129(4): 267-381
- ^ a b Michelle van der Bank, Michael F. Fay, Mark W. Chase (2002). Molecular Phylogenetics of Thymelaeaceae with particular reference to African and Australian genera. Taxon 51(2):329-339.
- ^ a b c d Herber B. E. Thymelaeaceae Trong: The Families and Genera of Vascular Plants vol.V (Kubitzki K. và Bayer C. (chủ biên). Springer-Verlag: Berlin, Heidelberg. (2003)
- ^ a b Angiosperm Phylogeny Website
- ^ Heywood V. H., Brummitt R. K., Culham A., Seberg O. Flowering Plant Families of the World. Firefly Books: Ontario, Canada. (2007)
- ^ Rautenbach M. Gnidia is not monophyletic: taxonomic implications for Gnidia and its relatives in Thymelaeoideae, trang 7, hình 1.2. Digispace at the University of Johannesburg. 8-7-2008.
- ^ Rogers, Z.S. (2009). “A World Checklist of Thymelaeaceae (version 1)”. Missouri Botanical Garden, St. Louis. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2014.
Tham khảo
sửa- Tư liệu liên quan tới Thymelaeaceae tại Wikimedia Commons
- Dữ liệu liên quan tới Thymelaeaceae tại Wikispecies
- Thymelaeaceae Lưu trữ 2021-04-19 tại Wayback Machine trong L. Watson và M.J. Dallwitz (1992 trở đi). Các họ thực vật có hoa: Miêu tả, minh họa, nhận dạng, thông tin tra cứu Lưu trữ 2007-01-03 tại Wayback Machine. http://delta-intkey.com Lưu trữ 2007-01-03 tại Wayback Machine