Thung lũng các Hoàng hậu

(Đổi hướng từ Thung lũng các Vương hậu)

Thung lũng các Vương hậu (tiếng Ả Rập: وادي الملكات Wādī al Malekāt) là một thung lũngAi Cập, nơi các vợ của pharaon được chôn cất trong thời cổ đại. Nó còn được biết đến với tên là Ta-Set-Neferu, có nghĩa là "Nơi của sắc đẹp".

Thung lũng các vị Vương hậu nhìn từ trên không

Thung lũng chính wadi có 91 ngôi mộ và các khu vực phụ của thung lũng có thêm 19 ngôi mộ khác. Các ngôi mộ chôn cất trong thung lũng gồm tất cả 18 vương triều.[1]

Lý do về việc lựa chọn thung lũng này để làm nơi chôn cất các Vương hậu là không rõ. Các địa điểm ở gần đó là ngôi đền Deir el-MedinaThung lũng các vị Vua. Ở đây có thể có sự tồn tại của một hang động thiêng liêng dành cho Hathor ở lối vào thung lũng. Hang động này có thể liên quan với việc làm trẻ hóa người chết.[1]

Triều đại thứ Mười tám

sửa

Một trong những ngôi mộ được xây dựng đầu tiên trong thung lũng là ngôi mộ của công chúa Ahmose, con gái của Seqenenre Tao và Vương hậu Sitdjehuti. Ngôi mộ này có khả năng cùng triều đại với Thutmosis I. Ngôi mộ trong thời gian này cũng có một vài thành viên của các quý tộc.[1]

Những ngôi mộ từ khoảng thời gian này nói chung khá đơn giản về hình thức. Nó chỉ bao gồm một buồng chôn và một trục. Một số ngôi mộ được mở rộng kích thước để chứa được nhiều xác ướp hơn. Những ngôi mộ còn bao gồm của những người như Vương tử và công chúa, cũng như một số quý tộc.[1]

Một lăng mộ của một công chúa đã được đặt trong thung lũng này. Ngôi mộ này có ghi rõ ngày tháng và nó cùng thời với Amenhotep III. Vị trí hiện tại của nó là không xác định, nhưng đã tìm thấy một số vật từ lăng mộ này được đem về bảo tàng. Chúng bao gồm mảnh vỡ của các thiết bị chôn cất cho vài thành viên của gia đình hoàng gia,[2] bao gồm một vài mảnh vỡ của một bình canopic của vua Henut. Mảnh vỡ bình Canopic đã nhắc đến vị Vương tử Menkheperre, con trai của Thutmosis IIIHatshepsut-Merytre đã được tìm thấy.[3]

Triều đại thứ Mười chín

sửa
 
Họa tiết từ ngôi mộ của Nefertari

Trong suốt triều đại 19 việc sử dụng thung lũng trở nên độc quyền. Những ngôi mộ từ giai đoạn này hoàn toàn thuộc về các phụ nữ hoàng gia. Nhiều người trong số họ là các vợ cấp cao của Ramesses I, Seti IRamesses II đã được chôn cất trong thung lũng. Một trong những ví dụ nổi tiếng nhất là nơi an nghỉ của Vương hậu Nefertari (1290-1224 TCN). Nhiều màu trên họa tiết điêu khắc trong ngôi mộ vẫn còn nguyên vẹn. Các thành viên khác trong gia đình hoàng gia có thể tiếp tục được chôn trong Thung lũng các vị Vua. Ngôi mộ KV5, ngôi mộ của các con trai của Ramesses II là một ví dụ thực tế về điều này.[1]

Triều đại thứ Hai mươi

sửa

Trong đầu Triều đại thứ 20 thì thung lũng vẫn được sử dụng rộng rãi. Lăng mộ cho các bà vợ của Ramesses III đã chuẩn bị sẵn sàng, và trong sự xuất phát từ những quy ước của những triều đại trước là một vài ngôi mộ cũng được chuẩn bị cho các con trai của hoàng gia. Việc xây dựng các ngôi mộ vẫn được tiếp tục cho đến khi đến triều đại của Ramesses VI. Mảnh giấy cói Turin đề cập đến sự sáng tạo trong việc xây dựng sáu ngôi mộ trong suốt triều đại của Ramesses VI.[1]

Có bằng chứng cho thấy sự khủng hoảng kinh tế trong Vương Triều 20. Hồ sơ cho thấy rằng các nhân vật hoàng gia đã bị một cuộc tấn công khủng hoảng trong suốt triều đại của Ramesses III. Và đến cuối của triều đại, có những cuộc báo cáo về các vụ cướp mộ.[1]

Danh sách một số ngôi mộ trong thung lũng

sửa
Ngôi mộ Chủ nhân của ngôi mộ Chức vụ Triều đại Ghi chú
QV8 Hori và con gái của vua Vương tử/Công chúa Vương triều 18
QV17 MerytreWermeryotes Công chúa Vương triều 18
QV30[3] Nebiri Quản lý Vương triều 18 Cai trị bởi Thutmosis III[1]
QV31[3] Vô danh Vương hậu Vương triều 19 Thời đại của Seti I[1]
QV33[3] Tanedjemet Công chúa-Vương hậu Vương triều 19 Thời đại của Seti I[1]
QV34 Vô danh Công chúa-Vương hậu Vương triều 19 Thời đại của Seti I[1]
QV36[3] Vô danh Công chúa-Vương hậu Vương triều 19 Thời đại của Seti I[1]
QV38[3] Sitre Vương hậu Vương triều 19 Vợ của Ramesses I[1]
QV40[3] Vô danh Công chúa-Vương hậu Vương triều 19 Thời đại của Seti I[1]
QV42[3] Pareherwenemef Vương tử Vương triều 20 Con của Ramesses III, có thể cũng là vợ của Pharaon Ramesses III [1]
QV43[3] Seth-her-khopsef Vương tử Vương triều 20 Con của Ramesses III
QV44[3] Khaemwaset Vương tử Vương triều 20 Con của Ramesses III, được chôn trong triều đại của Ramesses IV[1]
QV46[3] Imhotep Tướng Vương triều 18 Tể tướng dưới thời của Thutmose I
QV47[3] Ahmose Công chúa Vương triều 17 Con gái của Tao II và Sitdjehuti
QV51[3] Iset Ta-Hemdjert Vương hậu Vương triều 20 Vợ của Ramesses III, mẹ của Ramesses VI
QV52[3] Tyti Công chúa-Vương hậu Vương triều 20 Con gái của vợ của Ramesses III
QV53[3] Ramesses Meryamen Vương tử Vương triều 20 Con trai của Ramesses III
QV55[3] Amun-her-khepeshef Vương tử Vương triều 20 Con trai của Ramesses III
QV58 Vô danh Vương hậu Vương triều 20 Thời của Ramesses II[1]
QV60[3] Nebettawy Công chúa-Vương hậu Vương triều 20 Con gái của vợ của Ramesses II
QV66[3] Nefertari Vương hậu Vương triều 19 Vợ của Ramesses II
QV68[3] Meritamun Công chúa-Vương hậu Vương triều 19 Con gái của vợ của Ramesses II
QV70 Nehesy Vương triều 18[1]
QV71[3] Bintanath Công chúa-Vương hậu Vương triều 19 Con gái của vợ của Ramesses II
QV72 Neferhat / Baki Công chúa/ Vương tử Vương triều 18
QV73[3] Henuttawy Công chúa-Vương hậu Vương triều 19 Con gái của vợ của Ramesses II[1]
QV74[3] (Dua)Tentopet Vương hậu Vương triều 20 Vợ của Ramesses IV. Chiếm đoạt từ một ngôi mộ chưa sử dụng của một công chúa của Triều đại thứ 19.[1]
QV75[3] Henutmire Công chúa-Vương hậu Vương triều 19 Ramesses II
QV76 Merytre Công chúa Vương triều 19[1]
QV80 Nữ hoàng (Mut-)Tuy Vương hậu Vương triều 19 Vợ của Seti I and mẹ của Ramesses II.[3]
QV81 Heka[...] Vương triều 18 Tên thật chỉ còn lại một phần[1]
QV82 MinemhatAmenhotep Vương tử Vương triều 18[1]
QV88 Ahmose Vương tử Vương triều 18[1] Con của Nebesu và Lan. Xác ướp là của một thai nhi.[1]

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y Demas, Martha, and Neville Agnew, eds. 2012. Valley of the Queens Assessment Report: Volume 1. Los Angeles, CA: Getty Conservation Institute. Getty Conservation Institute, link to article
  2. ^ Dodson A. and Hilton D. The Complete Royal Families of Ancient Egypt, London 2004
  3. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x Porter, Bertha and Moss, Rosalind, Topographical Bibliography of Ancient Egyptian Hieroglyphic Texts, Statues, Reliefs and Paintings Volume I: The Theban Necropolis, Part 2. Royal Tombs and Smaller Cemeteries, Griffith Institute. 1964, pg 766-7