Thiều là một họ của người ở vùng văn hóa Đông Á. Họ này có mặt ở Việt Nam, Trung Quốc (chữ Hán: 韶, Bính âm: Sháo), và Triều Tiên (Hangul:서, Hanja: 韶, Romaja quốc ngữ: Seo). Một số dân tộc thiểu số ở Việt Nam có họ Thiều nhưng thường ghi theo chuyển âm là Thào.

Họ Thiều ở Trung Quốc

sửa

Họ Thiều xếp thứ 260 trong danh sách Bách gia tính, hiện nay họ này rất hiếm gặp ở Trung Quốc, chủ yếu sống tại Bắc KinhThẩm Dương. Họ Thiều có nguồn gốc từ Thiều Châu, nay là thành phố Thiều Quan, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.

Họ Thiều ở Việt Nam

sửa

Nguồn gốc

sửa

Họ Thiều ở Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc. Đời vua Trần Anh Tông (1293-1314), do loạn lạc Tống-Nguyên, ông Thiều Kim Tinh cùng hai con trai là Thiều Kim Nhật và Thiều Kim Tình từ Thiều Châu, Quảng Đông, Trung Quốc chạy sang Việt Nam tránh loạn, trú tại xã Thọ Sơn (nay là thôn Nhuận Thạch, Đông Tiến, Đông Sơn, Thanh Hóa).

Ông Thiều Kim Nhật có một con trai là Thiều Kim Xích. Ông Thiều Kim Tình lấy bà Nguyễn Thị Ngọc Nga, người xã Triệu Xá (nay thuộc xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn) và sinh ra Thiều Thốn vào năm Khai Thái thứ 3 (1326) đời vua Trần Minh Tông.

Năm Thiệu Phong thứ 16 (Đinh Dậu - 1357), vua Trần ra chiếu chỉ tìm người đánh quân Chiêm sang cướp Hóa Châu. Ông Thiều Thốn xin xuất quân Nam chinh, được vua Trần phong làm Thượng tướng Quân. Sau khi dẹp được ngoại xâm, Thiều Thốn được vua Trần ban phong "Khai quốc công thần thượng trụ quốc thượng" và gả công chúa thứ hai là Trần Ngọc Hải làm vợ.

Sau đó Thiều Thốn được bổ chức Phòng ngự xứ Lạng Sơn, rất được tướng sĩ dưới trướng yêu mến.

Công chúa Ngọc Hải hạ sinh được 3 con trai (Thiều Kim Đẩu, Thiều Kim Đề, Thiều Kim Long) và 2 con gái.

Người vợ thứ hai của Thiều Thốn người làng Phù Lưu (nay thuộc phường Đông Tân, thành phố Thanh Hóa), sinh được một con trai là Thiều Kim Xuyến. Người vợ thứ 3 của Thiều Thốn quê tại làng Y Xá (nay thuộc xã Đông Văn, huyện Đông Sơn) cũng sinh được một con trai là Thiều Kim Hoa.

Đền thờ và lăng mộ Thiều Thốn hiện ở núi Bạch Thạch (núi Chiểu), xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa. Khu di tích này đã được nhà nước công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.[1] Tại xã Đông Tiến còn có nghè Tam Tổng thờ tướng quân Thiều Thốn.

Tại Đông Thanh, Đông Sơn có từ đường họ Thiều, thờ Thiều Sĩ Lâm, đỗ tiến sĩ năm 1670.[1] Tại xã Đông Văn, cũng thuộc huyện Đông Sơn có đền thờ Hoàng giáp Thiều Quy Linh.[1] Ông đậu tiến sĩ năm 1505 năm Đoan khánh thứ nhất triều Lê Uy Mục. Ông phụng mệnh đi sứ Bắc Kinh, khi về đến sông Nhị Hà (sông Hồng ngày nay) nghe tin nhà Mạc đã chiếm ngôi vua Lê, ông chửi bới hết lời rồi nhảy xuống sông tự vẫn[cần dẫn nguồn]

Người họ Thiều nổi tiếng

sửa

Tham khảo

sửa
  • Tài liệu của Ban liên lạc họ Thiều.

Chú thích

sửa
  1. ^ a b c Ban nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hoá. Tên làng xã Thanh Hoá, tập II. Nhà xuất bản Thanh Hoá, 2001.
  2. ^ “Văn bia đề danh Tiến sĩ khoa Canh Tuất niên hiệu Cảnh Trị năm thứ 8 (1670)”. Viện nghiên cứu Hán Nôm. ngày 21 tháng 1 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2022.